float

Giới thiệu

Để định nghĩa 1 kiểu số thực, bạn có thể sử dụng kiểu dữ liệu float. Một biến dùng kiểu dữ liệu này có thể đặt một giá trị nằm trong khoảng  -3.4028235E+38 đến 3.4028235E+38. Nó chiếm 4 byte bộ nhớ.

Với kiểu dữ liệu float bạn có từ 6-7 chữ số có nghĩa nằm ở bên mỗi bên dấu ".". Điều đó có nghĩa rằng bạn có thể đặt một số thực dài đến 15 ký tự (bao gồm dấu .)

Lưu ý

Để biểu diễn giá trị thực của một phép chia bạn phải 2 số thực chia cho lẫn nhau. Ví dụ: bạn xử lý phép tính 5.0 / 2.0 thì  kết quả sẽ trả về là 2.5. Nhưng nếu mà bạn xử lý phép tính 5 / 2 thì kết quả sẽ là 2 (vì hai số nguyên chia nhau sẽ ra một số nguyên).

Ví dụ

float myfloat;
float sensorCalbrate = 1.117;

Cú pháp

float var = val; 

var: tên biến

val: giá trị

Code tham khảo

int x;
int y;
float z;

x = 1;
y = x / 2;            // y sẽ trả về kết quả là 0
z = (float)x / 2.0;   //z sẽ có kết quả là 0.5 (bạn nhập 2.0, chứ không phải là 2)
Reference Tags: 
lên
5 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các bài viết cùng tác giả

Cách đọc dữ liệu từ quang trở và xây dựng cảm biến ánh sáng

Quang trở là một loại "vật liệu" điện tử rất hay gặp và được sử dụng trong những mạch cảm biến ánh sáng. Có thể hiểu một cách dễ dàng rằng, quang trở là một loại ĐIỆN TRỞ có điện trở thay đổi theo cường độ ánh sáng. Nếu đặt ở môi trường có ít ánh sáng, có bóng râm hoặc tối thì điện trở của quang trở sẽ tăng cao còn nếu đặt ở ngoài nắng, hoặc nơi có ánh sáng thì điện trở sẽ giảm. Qua bài viết này, ta sẽ học đươc cách xây dựng một cảm biến ánh sáng sử dụng quang trở dựa trên nguyên lý hoạt động lý thú của nó!

lên
33 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Arduino Leonardo là gì ?

Chúng ta đã quá quen thuộc với các board mạch Arduino "truyền thống" như Arduino Uno R3, Nano hay phiên bản tối giản là Arduino Pro Mini. Nếu là một người tinh ý, các bạn sẽ dễ dàng nhận thấy board Arduino Leonardo có kích thước giốn với Arduino, pinout cũng tương tự luôn. Thật vậy, với một người yêu thích Arduino, bạn sẽ có một thắc mắc: Tại sao người ta lại làm ra mạch Arduino Leonardo, trong khi nó "khá giống" với Arduino Uno R3, chứ không muốn nói là giống "hệt", liệu nhà phát triển Arduino quá "rãnh"? Vâng, qua bài viết này, bạn sẽ hiểu được vì sao Arduino Leonardo lại ra đời, khi nào nên dùng nó, khi nào không và các thông số kĩ thuật cơ bản.

lên
10 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.