float

Giới thiệu

Để định nghĩa 1 kiểu số thực, bạn có thể sử dụng kiểu dữ liệu float. Một biến dùng kiểu dữ liệu này có thể đặt một giá trị nằm trong khoảng  -3.4028235E+38 đến 3.4028235E+38. Nó chiếm 4 byte bộ nhớ.

Với kiểu dữ liệu float bạn có từ 6-7 chữ số có nghĩa nằm ở bên mỗi bên dấu ".". Điều đó có nghĩa rằng bạn có thể đặt một số thực dài đến 15 ký tự (bao gồm dấu .)

Lưu ý

Để biểu diễn giá trị thực của một phép chia bạn phải 2 số thực chia cho lẫn nhau. Ví dụ: bạn xử lý phép tính 5.0 / 2.0 thì  kết quả sẽ trả về là 2.5. Nhưng nếu mà bạn xử lý phép tính 5 / 2 thì kết quả sẽ là 2 (vì hai số nguyên chia nhau sẽ ra một số nguyên).

Ví dụ

float myfloat;
float sensorCalbrate = 1.117;

Cú pháp

float var = val; 

var: tên biến

val: giá trị

Code tham khảo

int x;
int y;
float z;

x = 1;
y = x / 2;            // y sẽ trả về kết quả là 0
z = (float)x / 2.0;   //z sẽ có kết quả là 0.5 (bạn nhập 2.0, chứ không phải là 2)
Reference Tags: 
lên
5 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các bài viết cùng tác giả

So sánh ngắn giữa các máy tính ENIAC và UNIVAC, liên tưởng đến Arduino

Chắc hẳn một số bạn sẽ thấy là lạ với 2 máy tính ENIAC và UNIVAC, và tại sao tôi lại liên tưởng với mạch Arduino? Đừng lo lắng, qua bài viết này, bạn sẽ có một góc nhìn mới về thế giới hiện đại ngày nay với thế giới cách đây hơn 60 năm. Và bạn sẽ thấy cực kì hạnh phúc khi được sống trong thế giới này (với những món đồ chơi công nghệ mạnh mẽ với giá thành rẻ)!

 

lên
4 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Từ khóa: 

LED_BUILTIN

Hầu hết các mạch Arduino đều có một pin kết nối với một on-board LED (led nằm trên mạch) nối tiếp với một điện trở. LED_BUILTIN là một hằng số thay thế cho việc tuyên bố một biến có giá trị điều khiển on-board LED. Hầu hết trên các mạch Arduino, chúng có giá trị là 13

lên
8 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.