float

Giới thiệu

Để định nghĩa 1 kiểu số thực, bạn có thể sử dụng kiểu dữ liệu float. Một biến dùng kiểu dữ liệu này có thể đặt một giá trị nằm trong khoảng  -3.4028235E+38 đến 3.4028235E+38. Nó chiếm 4 byte bộ nhớ.

Với kiểu dữ liệu float bạn có từ 6-7 chữ số có nghĩa nằm ở bên mỗi bên dấu ".". Điều đó có nghĩa rằng bạn có thể đặt một số thực dài đến 15 ký tự (bao gồm dấu .)

Lưu ý

Để biểu diễn giá trị thực của một phép chia bạn phải 2 số thực chia cho lẫn nhau. Ví dụ: bạn xử lý phép tính 5.0 / 2.0 thì  kết quả sẽ trả về là 2.5. Nhưng nếu mà bạn xử lý phép tính 5 / 2 thì kết quả sẽ là 2 (vì hai số nguyên chia nhau sẽ ra một số nguyên).

Ví dụ

float myfloat;
float sensorCalbrate = 1.117;

Cú pháp

float var = val; 

var: tên biến

val: giá trị

Code tham khảo

int x;
int y;
float z;

x = 1;
y = x / 2;            // y sẽ trả về kết quả là 0
z = (float)x / 2.0;   //z sẽ có kết quả là 0.5 (bạn nhập 2.0, chứ không phải là 2)
Reference Tags: 
lên
5 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các bài viết cùng tác giả

Đọc cảm biến nhiệt độ, độ ẩm từ DHT11 up lên server làm webapp

Hôm nay, mình sẽ dùng cảm biến DHT11 để đọc nhiệt độ, độ ẩm, từ đó đẩy lên Internet thông qua iNut Cảm biến. Đồng thời sẽ quay màn hình quá trình làm webapp devil.

lên
6 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

CCA - Kết quả vòng 2 - Lịch trình gửi board cho vòng 3

Sau khi chỉnh sửa ý tưởng, đã có nhiều đội thi thể hiện sự quyết tâm làm dự án đến cùng của mình. BTC rất khó để lựa chọn ra những đội nào sẽ nhận được board từ Quỹ Cộng đồng Arduino Việt Nam. Vì vậy, ngoài 5 nhóm sẽ nhận được bộ starter kit, BTC quyết định sẽ có 2 bạn (đã hoàn thành dự án) tham gia tranh tài để nhận giải thưởng đặc biệt từ Cộng đồng.

lên
7 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.