Hằng số nguyên

Giới thiệu

Hằng số nguyên là những con số được sử dụng trực tiếp trong chương trình. Theo mặc định, những con số này có kiểu là int (trong pascal thì kiểu int giống như kiểu integer).

Ví dụ

if (a >= 10) {
    a = 0;
}

Ở đây 0 và 10 được gọi là những hằng nguyên.

 

Thông thường, các hằng số nguyên được biểu thị dưới dạng thập phân, nhưng bạn có thể biểu thị chúng trong các hệ cơ số khác như sau:

Hệ cơ số
Ví dụ
Định dạng
Ghi chú
10 (thập phân)
159
 
biểu thị bằng các chữ số từ 0 đến 9
2 (nhị phân)
B1111011
bắt đầu bằng 'B' (hoặc '0B')
biểu thị bằng 2 chữ số 0 và 1
8 (bát phân)
0173
bắt đầu bằng '0'
biểu thị bằng các chữ số từ 0-7
16 (thập lục phân)
0x7B
bắt đầu bằng '0x'
biểu thị bằng các chữ số từ 0-9 và kí tự từ A-F (hoặc a-f)

 

Hệ thập phân (decimal) là hệ cơ số 10, cũng là hệ cơ số được dùng phổ biến nhất.

Ví dụ:

int a = 101;     // có giá trị là 101 ở hệ thập phân  ((1 * 10^2) + (0 * 10^1) + 1)

 

Hệ nhị phân (binary) là hệ cơ số 2, chỉ được biểu thị bởi 2 chữ số "0" và "1", có tiền tố "B" (đôi khi là "0B") đứng đầu

Ví dụ:

int a = B101;    // có giá trị là 5 ở hệ thập phân   ((1 * 2^2) + (0 * 2^1) + 1)

Các định dạng nhị phân chỉ hoạt động trên byte (8 bit) giữa 0 (B0) và 255 (B11111111). Nếu muốn sử dụng hệ nhị phân trên một số nguyên int (16 bít) thì bạn phải thực hiện quy trình 2 bước như sau:

long myInt = (B11100000 * 256) + B11111111; // myInt = B1110000011111111

 

Hệ bát phân (octal) là hệ cơ số 8, chỉ dùng các chữ số từ 0-7 để biểu thị, có tiền tố "0" đứng đầu

int a = 0101;    // có giá trị là 65 ở hệ thập phân   ((1 * 8^2) + (0 * 8^1) + 1) 

Chú ý:

Rất khó để tìm lỗi một cách dễ dàng nếu bạn không cẩn thận hoặc không thành thạo trong việc sử dụng hệ bát phân.

Lý do là giả sử bạn muốn khai báo một hằng số nguyên ở hệ thập phân ví dụ 161, nhưng do chưa đọc bài này nên bạn "chơi trội" đặt thêm số 0 phía trước. => chương trình dịch hiểu sai hệ số bạn đang sử dụng => sinh ra lỗi logic khiến chương trình chạy sai.

 

Hệ thập lục phân (hexadecimal) là hệ cơ số 16, chỉ dùng các chữ số từ 0-9 và A-F (hoặc a-f) để biểu thị; A đại diện cho 10, B là 11, lên đến F là 15. Các chữ số dùng ở hệ này có tiền tố "0x" đứng trước

Ví dụ:

int a = 0x101;   // có giá trị là 257 trong hệ thập phân   ((1 * 16^2) + (0 * 16^1) + 1)
 

Hậu tố U và L

Theo mặc định, một hằng số nguyên được coi là một số nguyên kiểu int với những hạn chế trong giao tiếp giữa các giá trị. Để xác định một hằng số nguyên với một kiểu dữ liệu khác, bạn phải tuân theo quy tắc sau:

  • Dùng 'u' hoặc 'U' để biểu thị kiểu dữ liệu unsigned (không âm). Ví dụ: 33u
  • Dùng 'l' hoặc 'L' để biểu thị kiểu dữ liệu long. Ví dụ: 100000L
  • Dùng 'ul' hoặc 'UL' để biểu thị kiểu dữ liệu unsigned long. Ví dụ: 32767ul
Reference Tags: 
lên
5 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các bài viết cùng tác giả

Thiết đặt Digital Pins như là INPUT, INPUT_PULLUP, và OUTPUT

Chân kỹ thuật số có thể được sử dụng như là INPUT, INPUT_PULLUP , hoặc OUTPUT . Để thay đổi cách sử dụng một pin, chúng ta sử dụng hàm pinMode().

lên
33 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

ST7565 và ESP8266 - Màn hình LCD bự chà bá chưa đến 100k cho thế giới IoT

Mình rất thích LCD ST7565 này, và đã đặt liền 4 con mà mỗi con quá rẻ có 20k. Nhưng khổ một điều, điện áp hoạt động và IO của LCD ST7565 có 3.3V. Bản thân mình lại không thích việc chơi điện trở để chơi LCD này với Arduino. Lý do đơn giản là phải hàn quá nhiều, mình lại lười crying. Hổm nay, mình đang làm loạt bài về ESP8266 và cũng phải gặp vấn đề điện trở để làm cầu phân áp khi giao tiếp giữa ESP8266 và Arduino.

lên
17 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.