highByte()

Giới thiệu

highByte() là hàm trả về một chuỗi 8 bit kề với 8 bit cuối cùng của một chuỗi các bit. Như vậy, nếu dữ liệu đưa vào một chuỗi 16bit thì highByte() sẽ trả về 8 bit đầu tiên, nếu dữ liệu đưa vào là một chuỗi 8bit hoặc nhỏ hơn, highByte() sẽ trả về giá trị 0. Một số nguyên bất kì cũng được xem như là một chuỗi các bit, vì bất kì số nguyên nào cũng có thể biểu diễn ở hệ nhị phân dưới dạng các bit "0" và "1".

Lưu ý:

highByte() không nhận giá trị thuộc kiểu dữ liệu số thực. Bạn sẽ gặp lỗi biên dịch nếu cố làm điều này.

Cú pháp

highByte([giá trị đưa vào]);

Trả về

byte

Ví dụ

int A = highByte(0B1111111100000000);   //A = 0B11111111 = 255;
int B = highByte(0B10101010);           //B = 0
int C = highByte(0B110000000011111111)  //C = 0B00000000 = 0
int D = highByte(1023);                 //D = highByte(0B111111111) = 0B11 = 3
Reference Tags: 
lên
3 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các bài viết cùng tác giả

Học Arduino cần những gì ?

Bài viết này hướng tới những người "đang dự định" và "mới bắt đầu" tìm hiểu về nền tảng Arduino: các bạn học sinh trẻ tuổi muốn tìm hiểu cái mới hay những người không chuyên về điện tử đang muốn thử sức mình ở lĩnh vực này. Khi bắt đầu học một cái gì đó, nhiều người thường không biết bắt đầu từ đâu. Học về Arduino cũng vậy. Do đó, sau một thời gian trải nghiệm với Arduino đủ dài, mình quyết định viết bài này để cho các bạn thấy những gì mình từng trải qua.

lên
47 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

setup() và loop()

Những lệnh trong setup() sẽ được chạy khi chương trình của bạn khởi động. Bạn có thể sử dụng nó để khai báo giá trị của biến, khai báo thư viện, thiết lập các thông số,…

Sau khi setup() chạy xong, những lệnh trong loop() được chạy. Chúng sẽ lặp đi lặp lại liên tục cho tới khi nào bạn ngắt nguồn của board Arduino mới thôi.

lên
110 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.