highByte()

Giới thiệu

highByte() là hàm trả về một chuỗi 8 bit kề với 8 bit cuối cùng của một chuỗi các bit. Như vậy, nếu dữ liệu đưa vào một chuỗi 16bit thì highByte() sẽ trả về 8 bit đầu tiên, nếu dữ liệu đưa vào là một chuỗi 8bit hoặc nhỏ hơn, highByte() sẽ trả về giá trị 0. Một số nguyên bất kì cũng được xem như là một chuỗi các bit, vì bất kì số nguyên nào cũng có thể biểu diễn ở hệ nhị phân dưới dạng các bit "0" và "1".

Lưu ý:

highByte() không nhận giá trị thuộc kiểu dữ liệu số thực. Bạn sẽ gặp lỗi biên dịch nếu cố làm điều này.

Cú pháp

highByte([giá trị đưa vào]);

Trả về

byte

Ví dụ

int A = highByte(0B1111111100000000);   //A = 0B11111111 = 255;
int B = highByte(0B10101010);           //B = 0
int C = highByte(0B110000000011111111)  //C = 0B00000000 = 0
int D = highByte(1023);                 //D = highByte(0B111111111) = 0B11 = 3
Reference Tags: 
lên
3 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các bài viết cùng tác giả

Transistor (BJT) và ứng dụng trong điều khiển động cơ DC

Trong điện tử, transistor (transfer-resistor) là một linh kiện bán dẫn. Khi hoạt động trong mạch điện, transistor có vai trò như một cái van cách li hay điều khiển dòng điện, điện áp trong mạch. Từ vai trò này, transistor được ứng dụng rộng rãi. Trong bài viết này, tôi chỉ trình bày những khía cạnh cơ bản và đơn giản nhất của transistor, phù hợp với nhu cầu kiến thức của người dùng Arduino. Một số thuật ngữ, cách giải thích về transistor cũng được tôi cố gắng tinh giảm để phù hợp với đối tượng người dùng Arduino hơn so với người chuyên về điện tử. 

lên
39 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Đọc nhiệt độ - độ ẩm và xuất ra màn hình LCD

Bài viết này sẽ hướng dẫn các bạn cách đọc nhiệt độ - độ ẩm từ cảm biến và xuất ra màn hình LCD. Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn sẽ dần hiểu được Arduino tạo cho người dùng một sự đơn giản và tiện lợi đến mức nào.

lên
43 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.