Serial

parseFloat()

Hàm này có nhiệm vụ lấy ra giá trị số thực đầu tiên có trong bộ nhớ đệm serial. Nó sẽ bỏ qua các ký tự không phải dùng để biểu diễn một số thực (ngoại trừ dấu trừ "-", dấu chấm ".", chữ "e" hoặc "E"). Nó sẽ dừng đọc khi thấy ký tự nó đang đọc không phải là một ký tự biểu diễn số thực.

lên
1 thành viên đã công nhận bài viết này hữu ích!

findUntil()

Serial.findUntil() sẽ đọc tín hiệu từ bộ nhớ đệm đến khi nào tìm được ký tự cho phép hoặc là dừng quá trình tìm đến khi nhận được ký tự thoát (terminator). Nó sẽ trả về true nếu tìm ra hoặc false nếu không tìm thấy hoặc hết hạn (timeout).

lên
1 thành viên đã công nhận bài viết này hữu ích!

begin()

Khởi động một cổng Serial với một baudrate cho trước có trên Arduino. Để giao tiếp với máy tính, bạn phải dùng một trong các mức baudrate sau: 300, 600, 1200, 2400, 4800, 9600, 14400, 19200, 28800, 38400, 57600, hoặc 115200. Ngoài ra, bạn có thể thay thế mức baudrate khác những mức trên trong trường hợp giao tiếp với một mạch nào đó có sẵn mức baudrate xác định và không thay đổi được.

lên
0 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Serial - Thư viện giao tiếp giữa các mạch Arduino dễ học nhất

Thư viện Serial được dùng trong việc giao tiếp giữa các board mạch với nhau (hoặc board mạch với máy tính hoặc với các thiết bị khác). Tất cả các mạch Arduino đều có ít nhất 1 cổng Serial (hay còn được gọi là UART hoặc USART). Giao tiếp Serial được thực hiện qua 2 cổng digital 0 (RX) và 1 (TX) hoặc qua cổng USB tới máy tính. Vì vậy, nếu bạn đang sử dụng các hàm của thư viện Serial này, bạn không thể sử dụng các chân digital 0 và digital 1 để làm việc khác được!

lên
16 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Đăng kí nhận RSS - Serial