micros()

Giới thiệu

micros() có nhiệm vụ trả về một số - là thời gian (tính theo micro giây) kể từ lúc mạch Arduino bắt đầu chương trình của bạn. Nó sẽ tràn số và quay số 0 (sau đó tiếp tục tăng) sau 70 phút. Tuy nhiên, trên mạch Arduino 16MHz (ví dụ Duemilanove và Nano) thì giá trị của hàm này tương đương 4 đơn vị micro giây. Ví dụ micros() trả về giá trị là 10 thì có nghĩa chương trình của bạn đã chạy được 40 microgiây. Tương tự, trên mạch 8Mhz (ví dụ LilyPad), hàm này có giá trị tương đương 8 micro giây.

Lưu ý: 106 micro giây = 1 giây

Tham số

không

Trả về

một số nguyên kiểu unsigned long là thời gian kể từ lúc thương trình Arduino được khởi động

Ví dụ

unsigned long time;

void setup(){
  Serial.begin(9600);
}
void loop(){
  Serial.print("Time: ");
  time = micros();
  // in ra thời gian kể từ lúc chương trình được bắt đầu 
  Serial.println(time);
  // đợi 1 giây trước khi tiếp tục in
  delay(1000);
}
Reference Tags: 
lên
6 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các bài viết cùng tác giả

Tài liệu kỹ thuật bỏ túi để lập trình Internet of Things - Vận hành, điều khiển và quản lý thiết bị qua Internet trong 1 nốt nhạc

Kính chào quý vị và các bạn!

Lập trình Internet of Things được biết đến là một thứ vô cùng khó khăn và phức tạp. Nơi này, trước đây không phải dành cho tất cả mọi người. Nhưng, để đưa Việt Nam trở thành một cường quốc về công nghệ cao và đi tắt đón đầu nhờ cuộc cách mạng công nghệ 4.0 thì bài toán Internet of Things phải được giải quyết bằng chính trí tuệ của tất cả mọi người. Cuối cùng, để giải quyết được đồ thị Đa dụng và Dễ sử dụng, iNut Node-red IDE đã ra đời, giải pháp cung cấp một phương pháp sáng tạo, cho phép người dùng lập trình ứng dụng IoT bằng những khối lệnh kéo thả với những ví dụ ngay trong app. Ngay cả một học sinh tiểu học học STEM cũng có thể làm được. Hãy cùng khám phá nhé!

lên
16 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

ESP8266 kết nối Internet - Phần 4: Kết nối Internet cho dự án không cần NAT Port, không cần mua server, không cần Blynk

Ở 3 phần trước, mình đã hướng dẫn các bạn toàn bộ kỹ thuật để xây dựng một chương trình webapp để điều khiển, đọc cảm biến, điều khiển thiết bị trong mạng LAN (wifi). Và, bây giờ là lúc các bạn đưa sản phẩm của mình ra ngoài Internet! Và với cách của mình sẽ giới thiệu tiếp đây, các bạn sẽ không cần phải NAT port, không cần phải mua server hàng tháng và hơn hết là không cần phải dùng Blynk. 

lên
34 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.