setup() và loop()

Giới thiệu

Những lệnh trong setup() sẽ được chạy khi chương trình của bạn khởi động. Bạn có thể sử dụng nó để khai báo giá trị của biến, khai báo thư viện, thiết lập các thông số,…

Sau khi setup() chạy xong, những lệnh trong loop() được chạy. Chúng sẽ lặp đi lặp lại liên tục cho tới khi nào bạn ngắt nguồn của board Arduino mới thôi.

Bất cứ khi nào bạn nhất nút Reset, chương trình của bạn sẽ trở về lại trạng thái như khi Arduino mới được cấp nguồn.

Quá trình này có thể được miêu tả như sơ đồ dưới đây

Ví dụ

int led = 13;
void setup() {                
  pinMode(led, OUTPUT);     
}

void loop() {
  digitalWrite(led, HIGH);  
  delay(1000);            
  digitalWrite(led, LOW);
  delay(1000); 
}

Giải thích

Khi bạn cấp nguồn cho Arduino, lệnh “pinMode(led, OUTPUT);” sẽ được chạy 1 lần để khai báo.

Sau khi chạy xong lệnh ở setup(), lệnh ở loop() sẽ được chạy và được lặp đi lặp lại liên tục, tạo thành một chuỗi:

digitalWrite(led, HIGH); 
delay(1000);            
digitalWrite(led, LOW);
delay(1000);
digitalWrite(led, HIGH); 
delay(1000);           
digitalWrite(led, LOW);
delay(1000);
digitalWrite(led, HIGH); 
delay(1000);           
digitalWrite(led, LOW);
delay(1000);
……

 

Reference Tags: 
lên
107 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các bài viết cùng tác giả

Bạn có biết Arduino là gì không? Tìm hiểu thêm...

"Tử thuở còn cắp sách tới trường, có lẽ bạn cũng như tôi, rất thích chơi xe điện tử - nhất là xe điều khiển từ xa! Hồi ấy, tôi rất hay đòi ba mẹ mua một chiếc mỗi khi họ đi công tác xa. Và cứ như một thói quen, chơi được 1 tuần tôi lại "tháo banh" chiếc xe của mình và xem các mạch điện tử. Nói là xem vậy thôi, chứ chủ yếu là tôi lấy mô tơ ra làm quạt chơi (hehe). Lên lớp 11, thì tôi biết đến mạch Arduino từ lời giới thiệu của anh trai, và từ đây, câu chuyện về xe điều khiển của tôi còn dừng lại ở cái quạt mô - tơ nữa....!"

lên
52 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Bài 6: Sử dụng Terminal trên Intel Galileo

Điều làm nên sự độc đáo của Intel Galileo đó có cả một hệ điều hành Linux chạy ngầm trong hệ thống, trong khi Galileo lại có thể hoạt động như một mạch Arduino thông thường. Bạn có thể tương tác với hệ điều hành này thông qua Terminal, chạy các câu lệnh qua giao diện dòng lệnh kiểu như MS-DOS. So sánh với việc tải các chương trình Arduino lên bo mạch, việc giap tiếp qua giao diện dòng lệnh là một công việc đòi hỏi nhiều kiến thức và kĩ năng hơn, tuy nhiên nó lại là một nơi tốt để bạn khởi đầu và có thể nhanh chóng tiến bộ hơn.

lên
2 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.