shiftOut()

Giới thiệu

shiftOut() có nhiệm vụ chuyển 1 byte (gồm 8 bit) ra ngoài từng bit một. Bit được chuyển đi có thể được bắt đầu từ bit nằm bên trái nhất (leftmost) hoặc từ bit nằm bên phải nhất (rightmost). Các bit này được xuất ra tại chân dataPin sau khi chân clockPin được pulsed (có mức điện thế là HIGH, sau đó bị đẩy xuống LOW).

Lưu ý: Nếu bạn đang giao tiếp với một thiết bị mà chân clock của nó có giá trị được thay đổi từ mức điện thế LOW lên HIGH (rising edge) khi shiftOut, thì bạn cần chắc chắn rằng chân clockPin cần được chạy lệnh này: digitalWrite(clockPin,LOW);

Cú pháp

shiftOut(dataPin, clockPin, bitOrder, value) 

Tham số

dataPin: pin sẽ được xuất ra tín hiệu (int)

clockPin: pin dùng để xác nhận việc gửi từng bit của dataPin (int)

bitOrder: một trong hai giá trị MSBFIRST hoặc LSBFIRST.
(Bắt đầu từ bit bên phải nhất hoặc Bắt đầu từ bit bên trái nhất)

value: dữ liệu cần được shiftOut. (byte)

Chú ý

shiftOut() chỉ xuất được dữ liệu kiểu byte. Nếu bạn muốn xuất một kiểu dữ liệu lớn hơn thì bạn phải shiftOut 2 lần (hoặc nhiều hơn), mỗi lần là 8 bit.

Trả về

không

Ví dụ

Điều khiển 8 đèn LED sáng theo ý muốn của bạn, dễ hay khó ?

Reference Tags: 
lên
9 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các bài viết cùng tác giả

Code Arduino trên MÂY, bạn có muốn thử hay không?

Từ trước đến giờ, mỗi khi muốn lập trình một bé Arduino, bạn cần phải chuẩn bị driver cho Arduino (hiển nhiên buộc phải có, vì phải giao tiếp với thiết bị ngoại vi là mạch Arduino) và phần mềm lập trình Arduino IDE. Và khi bạn muốn chia sẻ code của mình cho bạn của mình thì cách đơn giản nhất là gửi file sketch cho họ, hoặc nếu cao cấp hơn là sử dụng github hoặc bitbucket (tất nhiên là phải include các thư viện bên thứ ba nếu có). Vậy vấn đề đặt ra trong ngày hôm nay là, liệu có cách nào để có thể chia sẻ sketch của mình với bạn bè và lớn hơn nữa là với cộng đồng Arduino trên thế giới (nói chung) và Việt Nam (nói riêng) hay không?

Và mình đã tìm ra câu trả lời, và không những thế, câu trả lời còn vượt ra ngoài sức mong đợi của chúng ta.

lên
20 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

In một chuỗi với nội dung được quy định sẵn trong Arduino (Formatted String)

Trong các bài trước, chúng ta đã tìm hiểu khá nhiều về chuỗi trong Arduino, nào là cách lưu chuỗi vào bộ nhớ flash, hay cách mà Arduino lưu trữ các biến. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về cách in chuỗi theo một định dạng tự định nghĩa.

lên
6 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.