static - biến tĩnh

Giới thiệu

Biến tĩnh là biến sẽ được tạo ra duy nhất một lần khi gọi hàm lần đầu tiên và nó sẽ không bị xóa đi để tạo lại khi gọi lại hàm ấy. Đây là sự khác biệt giữa biến tĩnh và biến cục bộ.

Biến tĩnh là loại biến lưỡng tính, vừa có tính chất của 1 biến toàn cục, vừa mang tính chất của 1 biến cục bộ:

  • Tính chất 1 biến toàn cục: biến không mất đi khi chương trình con kết thúc, nó vẫn nằm trong ô nhớ của chương trình và được tự động cập nhật khi chương trình con được gọi lại. Giống như 1 biến toàn cục vậy.
  • Tính chất 1 biến cục bộ: biến chỉ có thể được sử dụng trong chương trình con mà nó được khai báo.

Để khai báo bạn chỉ cần thêm từ khóa "static" trước khai báo biến. Xem ví dụ để rõ hơn.

Ví dụ

void setup(){
  Serial.begin(9600); // Khởi tạo cổng Serial ở baudrate 9600
}
void loop() {
  testStatus();// Chạy hàm testStatus
  delay(500); // dừng 500 giây để bạn thấy được sự thay đổi
}

void testStatus() {
  static int a = 0;// Khi khai báo biến "a" là biến tĩnh
  // thì duy nhất chỉ có 1 lần đầu tiên khi gọi hàm testStatus
  // là biến "a" được tạo và lúc đó ta gán "a" có giá trị là 0

  a++;
  Serial.println(a);
  // Biến a sẽ không bị mất đi khi chạy xog hàm testStatus
  // Đó là sự khác biệt giữa biến tĩnh và biến cục bộ!
}

 

lên
3 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các bài viết cùng tác giả

Cảm biến nhiệt độ LM35 và cách sử dụng nó trong môi trường Arduino

Cảm biến nhiệt độ LM35 là một loại cảm biến tương tự rất hay được ứng dụng trong các ứng dụng đo nhiệt độ thời gian thực. Vì nó hoạt động khá chính xác với sai số nhỏ, đồng thời với kích thước nhỏ và giá thành rẻ là một trong những ưu điểm của nó. Vì đây là cảm biến tương tự (analog sensor) nên ta có thể dễ dàng đọc được giá trị của nó bằng hàm analogRead(). Nào, cùng nhau tìm hiểu thôi!

lên
45 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Nhà sáng tạo trẻ với Intel Galileo, bạn có dám thử thách mình với Intel Galileo

Là một người có sở thích tìm hiểu về mạch điện tử và mong muốn tự động hóa cuộc sống, ắc hẳn bạn đã từng nghe nói về những board mạch nhúng vi điều khiển như Intel Galileo, hay Raspberry Pi. Vào thời điểm hiện tại, Intel Galileo chỉ mới được ra đời được hơn 2 năm, nên các tài liệu và dự án liên quan đến board mạch này còn chưa nhiều như Raspberry Pi được. Đồng thời, các bạn học sinh và sinh viên Việt Nam đã được tự tay vọc board mạch Intel Galileo ở những cuộc thi mang tầm Quốc gia. Như vậy, với chính sách phát triển và đưa board mạch Intel Galileo vào việc tìm hiểu và nghiên cứu trong cộng trẻ Việt Nam, đây là một cơ hội rất tốt để những mầm xanh của đất nước được khám phá và tiếp cận việc thực hành những gì mình học một các thú vị.

lên
4 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.