static - biến tĩnh

Giới thiệu

Biến tĩnh là biến sẽ được tạo ra duy nhất một lần khi gọi hàm lần đầu tiên và nó sẽ không bị xóa đi để tạo lại khi gọi lại hàm ấy. Đây là sự khác biệt giữa biến tĩnh và biến cục bộ.

Biến tĩnh là loại biến lưỡng tính, vừa có tính chất của 1 biến toàn cục, vừa mang tính chất của 1 biến cục bộ:

  • Tính chất 1 biến toàn cục: biến không mất đi khi chương trình con kết thúc, nó vẫn nằm trong ô nhớ của chương trình và được tự động cập nhật khi chương trình con được gọi lại. Giống như 1 biến toàn cục vậy.
  • Tính chất 1 biến cục bộ: biến chỉ có thể được sử dụng trong chương trình con mà nó được khai báo.

Để khai báo bạn chỉ cần thêm từ khóa "static" trước khai báo biến. Xem ví dụ để rõ hơn.

Ví dụ

void setup(){
  Serial.begin(9600); // Khởi tạo cổng Serial ở baudrate 9600
}
void loop() {
  testStatus();// Chạy hàm testStatus
  delay(500); // dừng 500 giây để bạn thấy được sự thay đổi
}

void testStatus() {
  static int a = 0;// Khi khai báo biến "a" là biến tĩnh
  // thì duy nhất chỉ có 1 lần đầu tiên khi gọi hàm testStatus
  // là biến "a" được tạo và lúc đó ta gán "a" có giá trị là 0

  a++;
  Serial.println(a);
  // Biến a sẽ không bị mất đi khi chạy xog hàm testStatus
  // Đó là sự khác biệt giữa biến tĩnh và biến cục bộ!
}

 

lên
3 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các bài viết cùng tác giả

Sóng vô tuyến là gì và những sức mạnh của nó khi kết hợp với Arduino

Hôm nay, chúc ta sẽ nghiên cứu về sóng vô tuyến, cách thức hoạt động và sức mạnh của nó khi kết hợp với Arduino

lên
29 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Xử lý nhiều tiến trình cùng một lúc trên Arduino - Xử lý bát đồng bộ - Có thể hay không?

Một khi viết một chương trình lớn, bạn sẽ phải viết chương trình để thực hiện nhiều chức năng. Và khi viết chương trình với nhiều chức năng bạn sẽ gặp các vấn đề phức tạp như: làm thế nào để chức này hoạt động ổn định với chức năng kia, và khi thêm chức năng mới vào sản phẩm của mình nó sẽ đụng độ như thế nào với các chương trình khác? Qua bài viết này, mình muốn chia sẻ với các bạn một thư viện khá hay của anh Đại Huỳnh (trong đó mình có mod lại một tí laugh) để giải quyết các vấn đề nêu trên - xử lý nhiều tiến trình cùng một lúc trên Arduino.

lên
24 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.