string

Giới thiệu

string tiếng Anh nghĩa là chuỗi. Trong một chương trình Arduino có 2 cách để định nghĩa chuỗi, cách thứ nhất là sử dụng mảng ký tự để biểu diễn chuỗi. Bài viết này xin mô tả chi tiết về cách thứ nhất.

Cách khai báo

char Str1[15]; // khai bảo chuỗi có độ dài là 15 ký tự.

char Str2[8] = {'a', 'r', 'd', 'u', 'i', 'n', 'o'}; //khai báo chuỗi có độ dài tối đa là 8 ký tự và đặt nó giá trị ban đầu là arduino (7 ký tự). Buộc phải khai báo chuỗi nằm giữa hai dấu nháy đơn nhé! 

char Str3[8] = {'a', 'r', 'd', 'u', 'i', 'n', 'o', '\0'};//khai báo chuỗi có độ dài tối đa là 8 ký tự và đặt nó giá trị ban đầu là arduino<ký tự null>  (8 ký tự)

char Str4[ ] = "arduino";// Chương trình dịch sẽ tự động điều chỉnh kích thước cho chuỗi Str4 này và ngoài ra bạn phải đặt một chuối trong dấu ngoặc kép

char Str5[8] = "arduino";// Một cách khai báo như Str3
char Str6[15] = "arduino"; // Một cách khai báo khác với độ dài tối đa lớn hơn

CHÚ Ý: mỗi chuỗi đều cần có 1 ký tự NULL, nếu bạn không khai báo ký tự NULL (\0) ở cuối thì trình biên dịch sẽ tự động thêm vào. Đó là lý do vì sao Str2, Str4 lại có độ dài là 8 nhưng chỉ chứa một chuỗi 7 ký tự. Ký tự NULL này để làm gì? Nó dùng để trình biên dịch biết điểm dừng của một chuỗi! Nếu không nó sẽ đọc tiếp những phần bộ nhớ khác (mà phần ấy không lưu chuỗi)

Bạn có thể khai bảo một chuỗi dài như sau:

char myString[] = "This is the first line"
" this is the second line"
" etcetera"

Mảng chuỗi

Khi cần phải thao tác với một lượng lớn chuỗi (ví dụ như trong các ứng dụng trả lời người dùng bằng LCD) thì bạn cần sử dụng một mảng chuỗi. Mà bản chất của chuỗi là mảng các ký tự. Vì vậy để khai báo 1 mảng chuỗi bạn cần sử dụng một mảng 2 chiều!

Để khai báo một mảng chuỗi, rất đơn giản:

char* myStrings[] = {"I'm number 1", "I'm number 2"};

Chỉ cần thêm dấu * sau chữ char và trong dấu ngoặc vuông phía sau myStrings bạn có thể thiết đặt số lượng phần tử tối đa của mảng chuỗi!

Ví dụ

char* myStrings[]={"This is string 1", "This is string 2", "This is string 3",
"This is string 4", "This is string 5","This is string 6"};

void setup(){
Serial.begin(9600);
}

void loop(){
for (int i = 0; i < 6; i++){
   Serial.println(myStrings[i]);
   delay(500);
   }
}

 

Reference Tags: 
lên
12 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các bài viết cùng tác giả

Hướng dẫn truyền thông Internet cho PLC bằng iNut Platform - Lập trình kéo thả Internet cho PLC

Điện tử công nghiệp thường chỉ tin tưởng và sử dụng các loại mạch PLC truyền thống vì khả năng đọc được ngược code, độ bền, tính ổn định (Đã được kiểm chứng theo thời gian). PLC đó là chuyên môn của các kỹ sư điện công nghiệp và gần như là kỹ năng bắt buộc phải có của mỗi người. Tuy nhiên, PLC có một điểm dỡ đó là: khó để lập trình kết nối Internet để quản lý (quan sát) từ xa. Phải biết thêm về WinCC (chi phí bản quyền cao) hoặc C# để làm phần mềm điều khiển trên máy tính. Điều đó không phải là dễ dàng đối với một kỹ sư điện tử công nghiệp. Vậy đâu là giải pháp? Đó chính là iNut Platform với dòng sản phẩm iNut - PLC Modbus RTU RS-485. iNut PLC sẽ giúp bạn đồng bộ các thanh ghi D trong PLC qua Internet một cách dễ dàng, an toàn và bảo mật. Cùng khám phá nhé!

lên
5 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.