volatile

Nếu bạn cần tìm hiểu về biến volatile, hãy tham khảo ở bài viết tại Wikipedia

Sơ lược

Một biến được nên khai báo với từ khóa volatile nếu giá trị của nó có thể bị tác động bởi các yếu tố nằm ngoài sự kiểm soát của chương trình đang chạy, nói đơn giản hơn là giá trị của biến thay đổi một cách không xác định. Các biến kiểu volatile thường là:

  1. Memory-mapped peripheral registers (thanh ghi ngoại vi có ánh xạ đến ô nhớ)
  2. Biến toàn cục được truy xuất từ các tiến trình con xử lý ngắt (Interrupt Service Routine - ISR)
  3. Biến toàn cục được truy xuất từ nhiều tác vụ trong một ứng dụng thực thi đa luồng (Concurrently Executing Thread).

Trong lập trình Arduino mà cụ thể hơn là trong việc giao tiếp với các chip Atmega, nơi duy nhất xảy ra sự tác động không dự báo trước đến giá trị các biến là những phần chương trình có sự giao tiếp với các ngắt (interrupts). Người ta ngăn sự thay đổi bất thường này bằng cách khai báo từ khóa volatile khi khai báo biến - cách mà sẽ đưa biến lên lưu trữ ở RAM để xử lí tạm thời thay vì lưu trữ ở các thanh ghi (register) bị ảnh hưởng bởi interrupts. Những biến này thuộc kiểu số 2 kể trên.

Khai báo ví dụ

volatile int state;

Chương trình mẫu

Chương trình sau sẽ thực hiện bật tắt đèn LED ở chân Digital 13 khi chân Interrupt 0 trên Arduino thay đổi trạng thái

int pin = 13;
volatile int state = LOW;

void setup() {
  pinMode(pin, OUTPUT);
  attachInterrupt(0, blink, CHANGE);
}

void loop() {
  digitalWrite(pin, state);
}

void blink() {
  state = !state;
}
lên
8 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các bài viết cùng tác giả

Intel Galileo - Dữ liệu kĩ thuật

Galileo là một bo mạch vi điều khiển dựa trên bộ xử lí ứng dụng Intel Quark SoC X1000 - một bộ xử lí thuộc dòng Pentium 32bit system-on-chip (tích hợp tất cả các thành phần hệ thống vào trong 1 chip xử lí duy nhất). Galileo là bo mạch tương thích với Arduino đầu tiên dựa trên Intel Architecture. Cả phần cứng lẫn phần mềm của Galileo đều tương thích với các Arduino Shield vốn được thiết kế cho Arduino UNO R3 với chuẩn chân cắm Arduino 1.0 pinout.

lên
5 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Bài 4: Đọc điện áp điều chỉnh bởi biến trở

Bài ví dụ này sẽ giới thiệu cho các bạn cách đọc giá trị của một biến trở. Biến trở chỉ đơn giản chỉ là một điện trở có thể thay đổi được trị số. Mạch Arduino không đọc điện trở này mà đọc điện áp do biến trở tạo ra. Một vài IC cũng sử dụng mức điện áp để biểu thị thông tin tương tự như biến trở.

lên
34 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.