Giấy phép nguồn mở, giấy phép tài liệu mở - Quyền lợi, nghĩa vụ của bạn trong thế giới nguồn mở

Mô tả dự án: 

Trong thời đại số này, việc tiếp cận và sử dụng những tri thức đã không còn khó khăn, bạn chỉ cần một trình duyệt và một máy tính cùng với đường truyền mạng mà đã có thể truy cập vào nguồn tri thức rộng lớn trên thế giới. Nhưng, có bao giờ bạn tự nghĩ, ngoài quyền lợi cực lớn là được tiếp xúc với tri thức mở và được tác giả hỗ trợ khi gặp lỗi, bạn có trách nhiệm và nghĩa vụ gì? Và khi là bạn là tác giả, bạn sẽ được những quyền gì và với việc ý thức được quyền của mình, bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn trong thế giới nguồn mở. Bạn sẽ hiểu được: không phải thứ gì mình có source thì nó đều là "nguồn mở", không phải thứ gì cho mình dùng miễn phí đều là nguồn mở,... Ý thực được điều này, giúp bạn đi nhanh và xa trong thế giới nguồn mở thế giới!

Hệ thống giấy phép phần mềm nguồn mở là gì?

Cả "Phần mềm tự do nguồn mở" (PMTDNM) và "Phần mềm nguồn đóng" (PMNĐ) đều cung cấp cho "Người sử dụng" (NSD) một giấy phép. Trong khi giấy phép của PMNĐ (EULA) thường có nội dung để cấm đoán NSD, thì các giấy phép của PMTDNM lại thường làm điều ngược lại. Tất nhiên là vẫn có ngoại lệ.

Có hơn 70 loại giấy phép PMNM và chúng đều phải tuân thủ dịnh nghĩa hoặc của PMTD (Phần mềm tự do) từ Quỳ phần mềm tự do - FSF (Free Software Foundation), hoặc của PMNM (Phần mềm nguồn mở) từ Sáng kiến Nguồn Mở - OSI (Open Source Initiative).

CAL (Contributer Agreement License): Khi có nhiều người đóng góp mã nguồn cho một dự án PMTDNM, mỗi người đóng góp có thể sẽ ký thỏa thuận với công ty hoặc quỹ đứng sau PMTDNM đó. Có thỏa thuận nhượng ại bản quyền, có thỏa thuận khẳng định bản quyền.

Có 4 quyền tự do cơ bản PMTDNM:

  1. Tự do sử dụng;
  2. Tự do phân phối
  3. Tự do sửa đổi
  4. Tự do phân phối lại bạn được sửa đổi.

PMTDNM có 2 loại giấy phép chính:

  1. Dễ dãi (Permissive)
  2. Copyleft

Chắc hẳn là các bạn đã quen với từ copyright cái chữ (R) thần thoại, đúng không nào? Copyright nó như thế nào thì Copyleft nó gần như ngược lại để chơi chữ đó mà! Bạn đọc thêm sẽ hiểu ngay smiley

 

Phân biệt 2 loại giấy phép chính của phần mềm nguồn mở

Các giấy phép dễ dãi (Permissive) Các giấy phép Copyleft
  1. Đưa 4 quyền tự do (đã nói ở trên) tới lập trình viên ==> lập trình viên có quyền cấp phép đóng hoăc mở cho các mã của tác phẩm phái sinh của mình!
  2. Nổi bật nhất trong họ này là BSD.
  3. Sản phẩm thường mang giấy phép BSD khi được cấp vốn từ nhà nước (Hoa Kỳ) ==> tiền của người đóng thuế trả về dịch vụ cho người đóng thuế!
  4. Nhiều giấy phép khác trong họ này là: MIT, Apache, Zope Public license,...

  1. Đưa 4 quyền tự do tới tận NSD ==> lập trình viên phải cấp phép mở cho các mã của tác phẩm phái sinh của mình ==> phần mềm luôn là nguồn mở.
  2. Nổi bật nhất trong họ này là GPL.
  3. Là các giấy phép của dự án GNU (GNU is Not Unix - cách chơi chữ đệ quy định nghĩa) => ám chỉ GNU là dự án hệ điều hành tự do, không giống như UNIX không tự do.
  4. Các giấy phép copyleft: GPL, GFDL, LGPL, AGPL, MPL v1.1,...

Tóm lại: ở các giấy phép dễ dãi, bạn có thể dùng source đó để thương mại hóa mà không cần hỏi xin phép tác giả, cũng không cần thiết trả lợi nhuận cho tác giả hoặc nhóm tác giả. Nhưng, ở các giấy phép copyleft, bạn phải mở các phần code mà bạn dùng các mã nguồn đó ra. Ví dụ: bạn dùng thư viện Arduino EEPROMEx, nó dùng bản quyền LGPL, vì vậy bạn buộc phải công bố đoạn code dùng EEPROMEx khi thương mại hóa nó!

Hình vẽ sau đây được lấy từ website gnu.org. Các mũi tên chỉ thị sự tương thích của các giấy phép.

Với 2 giấy phép PMNM không tương thích nhau, thì vijec sao chép mã nguồn của chươn tình này sang chương trình khác sẽ vi phạm ít nhất 1 trong 2 giấy phép đó! Xem thêm tại http://www.gnu.org/licenses/license-list.html

Trong trường hợp về ngôn ngữ PHP (Codebase), chúng ta thấy bản PHP4, 5, 7 đều được phân phối dưới giấy phép PHP License v3.01 do tổ chức PHP Group phân phối (toàn quyền). Đây là giấy phép mã nguồn mở được cấp bởi OSI => Dễ dãi => Bạn có thể dấu code của mình đi và kinh doanh với nó nếu muốn. Và với việc này, khi bạn cố tình áp đặt giấy phép GPL vào PHP4, 5, 7 thì sẽ không tương thích với giấy phép PHP License ở điểm: các phiên bản sau này của PHP4, 5, 7 không được đóng lại để kinh doanh.

Nhưng với phiên bản PHP3 trước đó, thì nó lại chịu sự tác động bởi cả 2 giấy phép GNU và PHP License. Vậy vì sao lên bản PHP4 nó lại bỏ GNU đi? Bởi vì các nhà phát triển PHP cho rằng giấy phép GNU ràng buộc sự phát triển (có thể rất nhanh) của nó (ràng buộc ở chỗ các phiên bản phái sinh phải mang giấy phép GNU). Lý do mà theo "mình nghĩ" thì do Zend Enigne - công ty thiết kế và phát triển Zend Framework "đề nghị" nên bỏ việc chịu tác động bởi giấy phép GNU đi để Zend có thể đẩy sâu vào phát triển PHP (cả mức trình thông dịch và thư viện đi theo). Đó là một lời mời rất hời, theo mình nghĩ là như vậy.

Hệ thống giấy phép TƯ LIỆU mở

Đặc điểm

  • Xuất xứ: Tài liệu là một phàn không thể thiếu của chương trình như theo luật Sở hữu trí tuệ. Tài liệu cần có cùng mức tự do với phần mềm. Bất kỳ lúc nào có hay đổi trong chương trình thì cũng có thay đổi trong tài liệu.
  • Tài liệu chương trình thường không có định dạng, hoặc ở dạng văn bản thô, để không bị phụ thuộc vào bất kỳ trình soạn thảo nào, công ty nào.
  • Phổ biến: 2 hệ thống giấy phép tư liệu mở: GNU General Free Document License (GFDL) và Creative Commons (CC).
  • Vô số: văn bản, ảnh, âm thanh, multimedia,... có giấy phép CC.
  • Bảo vệ quyền Sở hữu trí tuệ dễ dàng hơn trong kỷ nguyen só: cả cho người sáng tạo và người sử dụng.
  • Sử dụng trong giáo dục.

Định nghĩ các khóa

Khóa Định nghĩa
Ghi công - Bắt buộc
Phi thương mại
Không có phái sinh
Chia sẻ tương tự

Hình trên thể hiện sự phân bố về mức độ "tự do" trong việc "chỉnh sửa", "chia sẻ", "phân phối" (tất nhiên bao gồm quyền phân phối cả bản được chỉnh sửa). Nghĩa là dựa vào các quyền có trên logo CC của các trang tài liệu mở mà từ đó bạn có thể được các quyền khác nhau. 

Ví dụ về tài liệu trên Arduino.VN

Xét theo hình thể hiện sự phân bố về mức độ tự do. Bạn có cả 3 quyền tự do trong việc sử dụng tài liệu mở, đó là: "tự do chỉnh sửa" - remix, "tự do chia sẻ" - share, "phân phối" - comercial. Nhưng, bạn phải tuân thủ các quy định: 

BY - Ghi công (bạn phải ghi lại nguồn của các bài viết trên arduino.vn, cụ thể tên tác giả và link về trang thông tin tác giả).

SA - Bạn có thể có phái sinh (không cấm phái sinh), bạn có thể chia sẻ lại nội dung trên arduino.vn mà không cần chỉnh sửa lại theo ý bạn về vấn đề đạo văn.

Như vậy, tài liệu trên arduino.vn được bảo vệ dưới giấy phép CC và chỉ yêu cầu bạn Ghi công cho tác giả khi phái sinh và chia sẻ lại các bài viết với nội dung tương tự. Đó là thể hiện sự tôn trọng tác giả tác giả, thể hiện sự tự trọng bản thân và góp phần xây dựng thương hiệu cá nhân của tác giả. 

Điều đó có nghĩa, bạn có thể được phép kinh doanh nhưng phải ghi công tác giả ở một góc nào đó trong hệ thống phần mềm, phần cứng của bạn!

Quyền lợi - Trách nhiệm

Quyền lợi

Là một tác giả, nhà sáng chế, bạn được bảo vệ quyền tác giả trên bài viết của bạn ở bất kỳ tổ chức Sở hữu trí tuệ nào chấp nhận loại giấy phép nguồn mở của bạn. Trong đó có: Châu Âu, Mỹ và Việt Nam. Ở Việt Nam đó là các giấy phép CC.

Là một người dùng, người nghiên cứu, bạn được phép truy cập, remix (mod - chỉnh sửa), phân phối,... tùy theo loại giấy phép dễ dãi hay GPL. Từ đó, bạn có thể nhanh chóng phát triển dự án của bạn trong thời gian ngắn và được phép đem những kiến thức đó như một phần của bạn trong dự án của bạn.

Trách nhiệm

Là một tác giả, nhà sáng chế, bạn được bảo vệ quyền tác giả, vì vậy, bạn hãy chia sẻ một cách tâm huyết nhất. Đừng lo lắng kiến thức của bạn bị mất và bị lợi dụng. Đúng là sẽ có những cá nhân tổ chức vì muốn làm nhanh một việc gì đó và sử dụng kiến thức của bạn cho mục đích kinh doanh riêng mà bạn không muốn. Nhưng đó chỉ là thiểu số, và cái quan trọng hơn cả, đó là, kiến thức của bạn chia sẻ sẽ truyền cảm hứng cho rất nhiều bạn trẻ. Từ đó, tuổi trẻ Việt Nam mới có thể vươn xa ra tầm thế giới. Chúng ta, là người Việt Nam, có truyền thống đoàn kết đấu tranh để chiến thắng các quân xâm lược ngoại bang. Vì vậy, để nối tiếp truyền thống đoàn kết đó, chúng ta sẽ có thể có một chiến thắng vang dội trước sự tiêu cực của sự lạc hậu. Đừng để những suy nghĩ tiêu cực lạc loài làm bạn quên mất đi chúng ta là ai, quên mất đi văn hóa đoàn kết cùng nhau chia sẻ. Hãy để sự hiểu biết của bạn vượt qua cái tôi cá nhân để đi đến thành công lớn hơn! Đó là "giới trẻ Việt Nam có thói quen chủ động tìm hiểu tri thức tự động hóa!".

Là một người dùng tri thức cộng đồng, bạn phải tôn trọng tối thiểu 4 quyền: 

  • Quyền tác giả
  • Quyền cấm phái sinh
  • Quyền cấm chia sẻ
  • Quyền cấm thương mại

Bạn được quyền xem mọi tri thức mở, điều đó là hiển nhiên. Nhưng hãy luôn nhớ đến người tác giả đã dành thời gian viết bài đó cho bạn. Giống như dân gian ta có câu tục ngữ: "ăn quả nhớ kẻ trồng cây ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng". Điều đó, thẻ hiện, từ xưa, ông bà chúng ta đã xem quyền tác giả là một điều hiển nhiên, một quy tắc cần phải học và thể hiện văn hóa của người Việt Nam. Chúng ta đã từng học điều đó trong nhà trường, nhưng chúng ta vẫn hay quên nó đi trong thực tế. Vì vậy, hãy luôn ghi nhớ điều này! Một người Việt Nam có tự trọng là một người Việt Nam tôn trọng quyền tác giả.

Kết luận

Tôi, bạn đều là người được tiếp cận tri thức mở, chúng ta đều có cách để chia sẻ các phần code của mình hay của các tác giả khác đến với bạn bè. Vì vậy, khi chia sẻ bạn ấy chi thức thì hãy chia sẻ luôn quyền và nghĩa vụ của bạn ấy trong thế giới mở. Mưa dầm thấm lâu, dần dần giới trẻ sẽ có sự chuyển mình về nhận thức và hành động. Chúng ta là những người đi trước, vì chúng ta có thể chưa biết về quyền và nghĩa vụ của mình trước khi đọc bài viết này, vì vậy, chúng ta hãy chia sẻ nó cho người thân, những người bạn làm chung. Để cùng nhau gầy tạo một cộng đồng lớn hơn!

lên
12 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các dự án được truyền cảm hứng

Bộ điều khiển PID - ứng dụng phần 2 - xe dò line dùng thuật toán PID

Tiép nối bài viết về xe dò line cảm ơn Đỗ Hữu Toàn đã viết hộ mình phần 4. hôm nay mình sẽ làm cho chiếc xe dò line đi mượt và có hồn hơn 

lên
34 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các bài viết cùng tác giả

Hướng dẫn làm webapp trong IoT cho iNut Platform bằng node-red-dashboard

Nghiệp làm app, viết code cho các dự án IoT đã từng là một rào cản rất lớn đối với tất cả mọi người. Nhưng từ nay, mọi thứ sẽ cực kỳ đơn giản với iNut Platform. Vi iNut Platform có hệ thống API rất tốt, dễ dàng tích hợp vào mọi dự án bằng cách lập trình kéo thả trên Internet rất là tiện lợi. Hãy cùng khám phá, bạn nhé.

lên
6 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

ESP8266 kết nối Internet - Phần 2: Arduino gặp ESP8266, hai đứa nói chuyện bằng JSON

Ở bài trước, chúng ta đã xây dựng phương thước giao tiếp giữa tầng 1 (socket server) và tầng 2 (ESP8266). Chúng ta đã xây dựng một chương trình thử nghiệm trên socket server để test ra lệnh cho ESP8266 và cũng thử nghiệm cho ESP8266 gửi sự kiện ngược lại Socket Server.

lên
8 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.