Áo yếm cho em - Cách làm hộp đựng (case) tiêu biểu cho con cưng Arduino

Mô tả dự án: 

Con người còn có nhu cầu ăn diện, huống chi là "con cưng" arduino của bạn. Ngoài việc tăng tính chuyên nghiệp cho đề án của bạn, case còn là bộ giáp bảo vệ cho board mạch "mồ hôi xương máu" khỏi các tai nạn bất ngờ, đặc biệt là với việc vô tình làm đoản mạch với các dụng cụ kim loại vô tình rơi phải. Bài này tui sẽ hướng dẫn các bạn một số cách làm case tiêu biểu nha!

Nguồn case

Hiện nay có 2 nguồn bao la để các bạn lựa kiểu thiết kế case cho Arduino (và cả Raspberry) là Thingiverse và Yeggi. Các bạn vào và gõ "Arduino case" thì sẽ ra 1 loạt kết quả nhìn rất bắt mắt:

  • http://www.thingiverse.com/search?q=arduino+case&sa=
  • http://www.yeggi.com/q/arduino+case/

Tuy nhiên bạn sẽ thấy đa phần các case này là in 3D, mà công nghệ in 3D ở Việt Nam chưa phát triển lắm, giá in còn cao và thời gian lâu. Một phương án tốt hơn là tìm từ khóa "Arduino case acrylic" hay "Arduino case laser cut". Bạn sẽ tìm được 1 vài case hay ho bằng mica (acrylic) như sau:

Không nhất thiết là bằng mica, mà cón có bằng gỗ ép nữa: 

Chọn được case mình ưa thích roài thì bạn download về thoai:

 

Nếu bạn chọn đi in 3D

Bạn có thể vào trang https://www.3dhubs.com/ để tìm các nhà in 3D gần nơi ở của mình.

In 3D có 1 số ưu điểm sau:

  • Mẫu mã phong phú.
  • Màu sắc đa dạng.
  • Bền với thời gian (tuy nhiên không thân thiện với môi trường cho lắm)

Một số nhược điểm của in 3D:

  • Giá thành cao.
  • Đòi hỏi cao tay ấn đồ họa 3D nếu bạn muốn chỉnh sửa cho vừa ý mình.
  • Chất lượng in hên xui tùy vào máy in.
  • Vẫn còn xù xì

Nếu bạn chọn Laser cut

Bạn có thể ra tiệm cắt mica nhờ họ cắt. Các tiệm quảng cáo LED luôn có những máy cắt laser thần thánh thế này. Tiệm nào càng to, giá thành càng rẻ!

Cắt laser có 1 số ưu điểm sau:

  • Nhìn đẹp hơn nhiều.
  • Dễ tinh chỉnh, không cần yêu cầu đồ họa cao tay. Bạn có thể khắc tên mình, logo không đụng hàng.
  • Bền với thời gian (với mica).
  • Dễ bắt thêm ốc vít nếu là case bằng gỗ ép.

Một số nhược điểm của cắt laser:

  • Ít thiết kế hơn.
  • Cắt trên 2D nên bạn cần trí tưởng tượng phong phú để tạo nên case 3D đẹp
  • Case gỗ ép dễ hỏng hơn.

Chúc các bạn tìm được áo đẹp cho con cưng của mình nha. wink

lên
16 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các dự án được truyền cảm hứng

Select any filter and click on Apply to see results

Các bài viết cùng tác giả

Raspberry Pi Thiên Lý Nhãn (Phần 3): Khóa thông minh nhận dạng khuôn mặt với Raspberry Pi và OpenCV

Trong bài trước tui đã giới thiệu về việc nhận diện khuôn mặt với Raspberry Pi và webcam. Tuy nhiên bài chỉ dừng lại ở việc Raspberry Pi có thể nhận diện được khuôn mặt của bất kỳ ai đứng trước webcam mà thôi. Bài toán đặt ra là làm thế nào để Raspberry Pi nhận được khuôn mặt của chính bạn? Đây là một bài toán khó và thú vị. Khó là vì chúng ta cần thuật toán và khả năng xử lí hình ảnh mạnh. Thú vị là do ta có thể "chế cháo" kết hợp với các hệ thống bảo mật khác như vân tay, mật khẩu để tăng tính an ninh cho đề án của bạn. Vì độ phức tạp của đề án này nên tui sẽ chia ra làm 2 phần.

  • Phần đầu tiên là "phần mềm": chúng ta sẽ ghi lại khoảng 200 tấm hình webcam với khuôn mặt của bạn và huấn luyện máy tính với thuật toán chính diện (eigenfaces) của OpenCV. Do tài nguyên của Pi hạn hẹp nên bạn cần chạy phần này trên máy tính của mình. 
  • Phần tiếp theo là "phần cứng": ta nối Pi với relay và cho webcam chụp ảnh. Nếu Pi nhận diện được chính khuôn mặt của bạn thì sẽ kích relay.

Lưu ý là các bạn phải tải OpenCV về trên cả Pi và máy tính. Các bạn vào đây để download code và các tập tin cần thiết nữa: https://github.com/johnkimdinh/Facial-recognition-Raspberry-Pi-OpenCV

lên
3 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Từ khóa: 

Windows 98 trên Pi Zero W - Phép màu công nghệ

Theo logic thông thường thì Raspberry Pi không thể chạy được Windows vì CPU không trùng kiến trúc (ARM vs x86). Tuy nhiên ta có thể "chạy" Windows trên Raspberry Pi bằng cách giả lập môi trường Windows với chương trình qemu. Bài này tui sẽ hướng dẫn các bạn các bước để có thể giả lập các phiên bản Windows (cụ thể là Windows 98) trên PZW (hoặc Pi3). Cảm giác cầm một bo mạch bé xíu nhưng đủ mạnh để giả lập Windows 98 phải nói là khó có thể tả hết được. Ngoài chuyện hồi tưởng lại những ngày cài Win dạo với đĩa CD những năm cuối thế kỷ trước, cảm giác nắm gọn trong lòng bàn tay cả quá khứ và tương lai của công nghệ quả thật là trên cả tuyệt vời.

lên
18 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Từ khóa: