Áo yếm cho em - tự làm hộp dự án Arduino/Pi

Mô tả dự án: 

Bài trước (http://arduino.vn/bai-viet/1023-ao-yem-cho-em-cach-lam-hop-dung-case-tie...) tui đã hướng dẫn các bạn download case từ các trang thông dụng để bảo vệ mạch và tăng thêm tính chuyên nghiệp của dự án. Bài này tui sẽ đi xa hơn với việc thiết kế hộp theo kích thước tùy ý các bạn với inkscape và cắt laser.

Tải Inkscape

Inkscape là một phần mềm khá thông dụng để vẽ file cắt laser. Các bạn vào https://inkscape.org/en/download/ tải phần mềm về rồi cài đặt.

Tự thiết kế hộp

Các bạn vào trang http://boxdesigner.connectionlab.org/ và điền các tham số về chiếc hộp bạn muốn chế tạo:

  • Units: đơn vị. Các ban chọn mm để dễ làm việc với Inkscape.
  • Dimensions: Rộng x sâu x cao. Nên nhớ đây là chiều đo từ bên ngoài (đã bao gồm độ dày của vật liệu)
  • Material thickness: Cái này quan trọng đây. Bạn phải xem vật liệ bạn chọn dày bao nhiêu. Mica thường là 3mm. Gỗ ép thì 6mm

Sau đó các bạn bấm "Design It" thì trang web sẽ tự động vẽ 1 cái hộp cho bạn và download 1 tập tin pdf về máy bạn.

Chỉnh sửa với Inkscape

Các bạn vào Inkscape và load file pdf vừa tạo bằng cách nhấp File => Import (hoặc Ctrl + I cho gọn):

Sau đó các bạn bấm Ctrl + A => Right Click => Ungroup

Rê chuột và rồi bấm Delete xóa đi các dòng thông tin không cần thiết.

Cơ bản là bạn đã làm xong chiếc hộp. Giả sử bây giờ bạn muốn khoét lỗ cho 1 bóng LED 5mm thì làm thế nào? Bạn bấm vào hình tròn, sau đó tạo 1 vòng tròn (nhớ là giữ phím Ctrl, không thì sẽ ra hình elip).

Tạo hình tròn xong rồi các bạn bấm vào mũi tên (ô đỏ bên trái) để quay về màn hình chính. Khi bấm vào hình tròn, bạn sẽ thấy có các thông số về hình tròn vừa tạo (ô đỏ bên phải).

Sau đó các bạn chỉnh lại đơn vị là mm, và tham số W và H là 5:

Xong rồi đó. Các bạn có thể khoét nhiều lỗ hơn cho các cảm biến, dây nguồn nếu dự án yêu cầu. Cuối cùng là lưu file lại với dạng .dxf

Đem ra tiệm cắt laser

Cái này phải đem ra tiệm cắt laser biển quảng cáo cắt mới được, vì cần laser công suất lớn (từ 60W trở lên). Tiệm càng to thì máy càng xịn và giá càng rẻ. Đây là cái hộp tui đã làm theo phương án này. Chúc các bạn thành công! wink

lên
16 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Chuyên mục: 
Các dự án được truyền cảm hứng

Select any filter and click on Apply to see results

Các bài viết cùng tác giả

"Đi học dzìa": Phần 2 - Sử dụng PIR để kiểm tra người về nhà

Đây là phần 2 của tutorial "Đi học dzìa" giúp các bạn làm quen với Pizero và Python. Hôm qua có bạn hỏi tui: "Nếu hem có wifi, dùng 3G hoặc là đạo chích KID 1412 thì sao?" Với các ca khó đỡ này thì ta sẽ dùng cảm biến hồng ngoại PIR nha.

lên
13 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

(Phòng chống) Nghệ thuật hắc ám với ESP8266 - Phần 1: Thích thì phát beacon hoy

ESP8266 là 1 module rất bá đạo cho việc truyền dữ liệu từ xa không dây. Tuy nhiên vì giá thành thấp và khả năng wifi khá tốt nên module này rất dễ bị lạm dụng vào các chuyện mờ ám. Đây là bài đầu tiên trong chuỗi bài chứng tỏ khả năng hắc ám của module này. Tui sẽ hướng dẫn các bạn phát beacon thông tin để quậy phá và cách phòng chống. Lưu ý là các bạn nên thực hành có trách nhiệm nếu không muốn cục tình báo C2 gõ cửa hỏi thăm.

lên
11 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Từ khóa: