Áo yếm cho em - tự làm hộp dự án Arduino/Pi

Mô tả dự án: 

Bài trước (http://arduino.vn/bai-viet/1023-ao-yem-cho-em-cach-lam-hop-dung-case-tie...) tui đã hướng dẫn các bạn download case từ các trang thông dụng để bảo vệ mạch và tăng thêm tính chuyên nghiệp của dự án. Bài này tui sẽ đi xa hơn với việc thiết kế hộp theo kích thước tùy ý các bạn với inkscape và cắt laser.

Tải Inkscape

Inkscape là một phần mềm khá thông dụng để vẽ file cắt laser. Các bạn vào https://inkscape.org/en/download/ tải phần mềm về rồi cài đặt.

Tự thiết kế hộp

Các bạn vào trang http://boxdesigner.connectionlab.org/ và điền các tham số về chiếc hộp bạn muốn chế tạo:

  • Units: đơn vị. Các ban chọn mm để dễ làm việc với Inkscape.
  • Dimensions: Rộng x sâu x cao. Nên nhớ đây là chiều đo từ bên ngoài (đã bao gồm độ dày của vật liệu)
  • Material thickness: Cái này quan trọng đây. Bạn phải xem vật liệ bạn chọn dày bao nhiêu. Mica thường là 3mm. Gỗ ép thì 6mm

Sau đó các bạn bấm "Design It" thì trang web sẽ tự động vẽ 1 cái hộp cho bạn và download 1 tập tin pdf về máy bạn.

Chỉnh sửa với Inkscape

Các bạn vào Inkscape và load file pdf vừa tạo bằng cách nhấp File => Import (hoặc Ctrl + I cho gọn):

Sau đó các bạn bấm Ctrl + A => Right Click => Ungroup

Rê chuột và rồi bấm Delete xóa đi các dòng thông tin không cần thiết.

Cơ bản là bạn đã làm xong chiếc hộp. Giả sử bây giờ bạn muốn khoét lỗ cho 1 bóng LED 5mm thì làm thế nào? Bạn bấm vào hình tròn, sau đó tạo 1 vòng tròn (nhớ là giữ phím Ctrl, không thì sẽ ra hình elip).

Tạo hình tròn xong rồi các bạn bấm vào mũi tên (ô đỏ bên trái) để quay về màn hình chính. Khi bấm vào hình tròn, bạn sẽ thấy có các thông số về hình tròn vừa tạo (ô đỏ bên phải).

Sau đó các bạn chỉnh lại đơn vị là mm, và tham số W và H là 5:

Xong rồi đó. Các bạn có thể khoét nhiều lỗ hơn cho các cảm biến, dây nguồn nếu dự án yêu cầu. Cuối cùng là lưu file lại với dạng .dxf

Đem ra tiệm cắt laser

Cái này phải đem ra tiệm cắt laser biển quảng cáo cắt mới được, vì cần laser công suất lớn (từ 60W trở lên). Tiệm càng to thì máy càng xịn và giá càng rẻ. Đây là cái hộp tui đã làm theo phương án này. Chúc các bạn thành công! wink

lên
16 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Chuyên mục: 
Các dự án được truyền cảm hứng

Select any filter and click on Apply to see results

Các bài viết cùng tác giả

Raspberry Pi Thiên Lý Nhãn (Phần 3): Khóa thông minh nhận dạng khuôn mặt với Raspberry Pi và OpenCV

Trong bài trước tui đã giới thiệu về việc nhận diện khuôn mặt với Raspberry Pi và webcam. Tuy nhiên bài chỉ dừng lại ở việc Raspberry Pi có thể nhận diện được khuôn mặt của bất kỳ ai đứng trước webcam mà thôi. Bài toán đặt ra là làm thế nào để Raspberry Pi nhận được khuôn mặt của chính bạn? Đây là một bài toán khó và thú vị. Khó là vì chúng ta cần thuật toán và khả năng xử lí hình ảnh mạnh. Thú vị là do ta có thể "chế cháo" kết hợp với các hệ thống bảo mật khác như vân tay, mật khẩu để tăng tính an ninh cho đề án của bạn. Vì độ phức tạp của đề án này nên tui sẽ chia ra làm 2 phần.

  • Phần đầu tiên là "phần mềm": chúng ta sẽ ghi lại khoảng 200 tấm hình webcam với khuôn mặt của bạn và huấn luyện máy tính với thuật toán chính diện (eigenfaces) của OpenCV. Do tài nguyên của Pi hạn hẹp nên bạn cần chạy phần này trên máy tính của mình. 
  • Phần tiếp theo là "phần cứng": ta nối Pi với relay và cho webcam chụp ảnh. Nếu Pi nhận diện được chính khuôn mặt của bạn thì sẽ kích relay.

Lưu ý là các bạn phải tải OpenCV về trên cả Pi và máy tính. Các bạn vào đây để download code và các tập tin cần thiết nữa: https://github.com/johnkimdinh/Facial-recognition-Raspberry-Pi-OpenCV

lên
3 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Từ khóa: 

Windows 98 trên Pi Zero W - Phép màu công nghệ

Theo logic thông thường thì Raspberry Pi không thể chạy được Windows vì CPU không trùng kiến trúc (ARM vs x86). Tuy nhiên ta có thể "chạy" Windows trên Raspberry Pi bằng cách giả lập môi trường Windows với chương trình qemu. Bài này tui sẽ hướng dẫn các bạn các bước để có thể giả lập các phiên bản Windows (cụ thể là Windows 98) trên PZW (hoặc Pi3). Cảm giác cầm một bo mạch bé xíu nhưng đủ mạnh để giả lập Windows 98 phải nói là khó có thể tả hết được. Ngoài chuyện hồi tưởng lại những ngày cài Win dạo với đĩa CD những năm cuối thế kỷ trước, cảm giác nắm gọn trong lòng bàn tay cả quá khứ và tương lai của công nghệ quả thật là trên cả tuyệt vời.

lên
18 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Từ khóa: