Làm máy đo điện trở đơn giản

I. Giới thiệu

Bài viết này, mình sẽ hướng dẫn các bạn làm một máy đo điện trở đơn giản với khả năng kỳ diệu mà không ngờ tới của CH Play. (Phát hiện kỳ diệu trên intructable) Hi, mặc dù bài viết không có liên quan gì đến Arduino, nhưng nó có thể là công cụ hỗ trợ cho các bạn khi làm các dự án với Arduino

II. Chuẩn bị

  • Dây dẫn điện (tốt nhất nên dùng hai đầu dò đa năng từ máy đo điện đa năng cũ).
  • Jack cắm 3.5mm thường dùng cho headphone.
  • Ứng dụng Continuity Tester (tải trực tiếp tại chợ ứng dụng Google Play).
  • Một điện thoại thông minh
  • Điện trở 3k.

III. Nào cùng làm

Đầu tiên, bạn cắt đầu kia của dây tai nghe rồi tiến hành quấn dây âm thanh MIC lại với nhau, thực hiện tương tự đối với dây GND. Tiếp theo, kết nối điện trở với hai dây theo kiểu mạch mắc song song. Kết nối điện trở 3k lần lượt với hai dây MIC, GND cùng với hai đầu dây dò bằng cách sử dụng mỏ hàn điện tử.

Đến đây, bạn truy cập vào chợ ứng dụng Google Play để tải về ứng dụng Continuity Tester (bấm vào liên kết ở phía trên). Để kiểm tra hoạt động thì bạn gắn jack cắm vào lỗ cắm headphone trên điện thoại và chạm hai đầu dò với nhau sẽ thấy chỉ số thay đổi trên màn hình.

IV. Lời kết

Chúc các bạn thành công!! Thấy hay thì Rate Node cho mình nhé!!!

lên
33 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Chuyên mục: 
Các dự án được truyền cảm hứng

Select any filter and click on Apply to see results

Các bài viết cùng tác giả

Chế tạo Serial Monitor từ C# (C Sharp) - Một sản phẩm được truyền cảm hứng

Sau khi đọc bài viết C sharp (C#) - Một cách điều khiển ARDUINO bằng máy tính !!! của Đinh Hồng Thái mình thấy rất hay và muốn phát triển nó...Trong đầu mình chợt lóe lên những ý tưởng với C#. Mình tự đặt câu hỏi: Làm thế nào để tự tạo ra 1 Serial Monitor của chính mình!!! Qua một thời gian tìm hiểu, mình đã thành công!!!

lên
26 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Lập trình Raspberry Pi với C++ - Ví dụ về LED và nút nhấn

Hôm nay, chúng ta sẽ tìm cách nói chuyện với Raspberry Pi bằng ngôn ngữ C++. Thay vì sử dụng các ngôn ngữ Python, NodeJS thì C++ là một ngôn ngữ rất gần gũi với những ai đã có một nền tảng Arduino vững chắc. C++ cơ bản đủ để lập trình Raspberry pi cũng rất dễ học ( C++ cơ bản thôi nha...còn chuyên nghiệp thì là ngôn ngữ khó nhất rồi ). Vì vậy, mình sẽ cùng các bạn khám phá nó!!! Nào cùng bắt đầu thôi!!!

lên
17 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.