Raspberry Pi Thiên Lý Nhãn (Phần 2): Nhận diện khuôn mặt với OpenCV

Mô tả dự án: 

Bài này tui sẽ hướng dẫn các bạn dùng OpenCV khai thác sức mạnh tính toán của Raspberry Pi, cụ thể là trong việc nhận dạng khuôn mặt.

Giới thiệu OpenCV

OpenCV (Open Source Computer Vision) là một thư viện các hàm lập trình rất lợi hại chủ yếu nhắm vào thị giác máy tính (computer vision) theo thời gian thực, ban đầu được phát triển bởi Trung tâm nghiên cứu của Intel tại Nizhny Novgorod (Nga). Một số ứng dụng của OpenCV bao gồm:

  • Nhận dạng cử chỉ
  • Nhận dạng chuyển động
  • Nhận dạng khuôn mặt
  • Thực tế ảo

OpenCV được viết chủ yếu cho C++ nhưng hiện nay đã có cầu nối cho Pyhon, Java, Matlab. Việc cài đặt OpenCV trên Raspberry Pi là hết sức tốn thời gian (khoảng 5 tiếng đồng hồ). Rất may mắn là có 1 anh hùng đã cài và host 1 cái image đã có OpenCV, bạn chỉ việc download image cho nó nhanh. Tuy nhiên anh bạn này lại dùng 1 cái microSD 16GB nên các bạn nhớ dùng card cho đúng dung lượng nhé nhé!

https://drive.google.com/file/d/0B11p78NlrG-vZzdJLWYxcU5iMXM/view

Nếu bạn thiếu tiền mua card nhưng thừa thời gian thì có thể vào đây theo hướng dẫn để cài OpenCV:

http://www.pyimagesearch.com/2015/02/23/install-opencv-and-python-on-your-raspberry-pi-2-and-b/

 

Code thoai

Tải package fswebcam để điều khiển chụp ảnh bằng webcam:

sudo apt-get install fswebcam

Chép đoạn code sau và lưu lại với tên telepresent_2.py:

#By MonsieurVechai
import numpy as np
import os
import cv2
os.system("fswebcam image.jpg")

face_cascade = cv2.CascadeClassifier('haarcascade_frontalface_default.xml')


img = cv2.imread('/home/pi/Desktop/image.jpg')
gray = cv2.cvtColor(img, cv2.COLOR_BGR2GRAY)

faces = face_cascade.detectMultiScale(gray, 1.3, 5)
#print len(faces)
for (x,y,w,h) in faces:
    cv2.rectangle(img,(x,y),(x+w,y+h),(255,0,0),2)
    roi_gray = gray[y:y+h, x:x+w]
    roi_color = img[y:y+h, x:x+w]
     
cv2.imshow('img',img)
cv2.waitKey(0)
cv2.destroyAllWindows()

Lưu ý

Các bạn có thể đếm số người có trong hình bằng cách uncomment đoạn code:

#print len(faces)
lên
16 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Chuyên mục: 
Các dự án được truyền cảm hứng

Một dự án được truyền cảm hứng với "LED RGB chung cực dương"

Sau khi đọc xong bài viết "Làm thế nào để điều khiển được LED RGB", mình cũng muốn làm thử. Tuy nhiên khi đặt mua thì lại nhận được loại LED RGB có cực dương chung. Vậy làm sao áp dụng được?

 

lên
33 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các bài viết cùng tác giả

(Phòng chống) Nghệ thuật hắc ám với ESP8266 - Phần 5: Bầu ơi thương lấy Bí cùng với ESP32

Bài trước tui đã hướng dẫn các bạn hô biến chiếc Casio huyền thoại thành thiết bị nhận phao wifi từ xa để thủ khoa đại học. Thể theo truyền thống "Bầu ơi thương lấy Bí cùng" của người Việt Nam chúng ta, các bạn sau khi chắc chắn 100% thủ khoa thì cũng nên ra tay nghĩa hiệp giúp đỡ các đồng môn trong thi trường hoàn thành bài thi đại học. Vì vậy, trong bài này, tui sẽ hướng dẫn các bạn làm một bộ đàm Casio để liên lạc thả thính trong phòng thi. Lưu ý là các bạn nên chế cháo cẩn thận, chớ nên buôn bán thiết bị nếu không muốn bị Công An gõ cửa hỏi thăm.

lên
20 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Từ khóa: 

Một vài hacker phần cứng nổi tiếng và các trò bá đạo của họ

Hacker là gì? Định nghĩa đơn giản là những người khai thác "lỗi hệ thống" để thực hiện mục đích của họ. Sự ra đời của Arduino và Raspberry pi đã làm nở rộ một thế hệ hardware hacker - những người sử dụng phần cứng để hack và làm các trò không tưởng. Bài này tui sẽ giới thiệu 3 hacker khá nổi tiếng và các trò bá đạo của họ.

 

lên
30 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Từ khóa: