Sò nóng lạnh - và những ứng dụng hay của nó

I. Giới thiệu

Hôm nay, mình sẽ giới thiệu về sò nóng lạnh và những ứng dụng hay của nó. Với nó, mình tin chắc rằng các bạn sẽ có những dự án thú vị, độc đáo trong những ngày hè nóng nực này!!!

II. Sò nóng - lạnh là gì?

Tấm bán dẫn siêu công nghệ còn gọi sò nóng - lạnh hay chip peltier là cấu kiện bán dẫn có tính chất làm lạnh một mặt mặt còn lại được làm nóng .Nói rõ hơn là miếng bán dẫn nhỏ, nhẹ và công suất mạnh (50W) này giúp hút nhiệt mặt có chữ kí hiệu phía trên và thải qua bề mặt bên kia => lượng nhiệt năng ở bề mặt bên kia sẽ bằng tổng nhiệt năng hút từ bề mặt có chữ và lượng nhiệt năng chuyển từ điện năng mà ta đặt vào 2 đầu dây của miếng bán dẫn này.

Do đó trong ứng dụng làm lạnh thì ta tản nhiệt tốt cho mặt nóng càng tốt thì mặt bên kia sẽ càng lạnh, có thể xuống âm độ luôn và đóng tuyết. Nếu đặt vào 2 đầu dây 1 điện áp lớn khiến bề mặt bên kia rất nóng mà không có tản nhiệt đủ thì miếng bán dẫn này (Peltier) sẽ bị hỏng do quá nhiệt.

 

Thông số kỹ thuật :

  • Kích cỡ: 4 cm x 4 cm
  • I(A): 5 A -10A(mình đã test với dòng 10A làm lạnh rất nhanh )
  • Điện áp : 3 V~ 15,4 V (dòng 1 chiều DC)
  • Công suất làm lạnh: 50 W, 90 W, 120 W
  • Chênh lệch nhiệt độ 2 mặt: ~67°C (do đó mặt nóng được tản nhiệt càng tốt thì mặt lạnh càng lạnh)
  • Nhiệt độ làm lạnh tối đa: - 6 °C .( nếu tản nhiêt của bạn tốt )

Có nhiều loại sò nóng lạnh với công suất khác nhau:

III. Ứng dụng

Bình nóng lạnh

Trong bình nóng lạnh thì 2 mặt của Peltier áp vào 2 bình: 1 bình sẽ được áp vào mặt làm lạnh và bình còn lại áp vào mặt nóng để giải nhiệt nên tạo ra nước nóng => vừa tạo ra được nước lạnh và nước nóng mà không cần làm thêm phần tản nhiệt.

Máy lạnh

Có thể dùng sò nóng lạnh trong những dự án máy lạnh mini cho bể cá, chuồng thú,.....

Ngoài ra cũng có thể dùng miếng trong các sản phẩm làm lạnh ,làm mát như tủ lạnh ,tủ mát ,minibar ,chiller ,cây nước nóng - lạnh ,máy ướp bia ,bộ làm mát bể cá ,bộ tản nhiệt CPU vv... hoặc áp mặt không có chữ (mặt nóng) vào 1 vật tỏa ra

hiệt (Vd: lốc xe máy, mái nhà buổi trưa,...) còn mặt kia cho tiếp xúc với vật có nhiệt độ mát (Vd: miếng nhôm giải nhiệt tiếp xúc với nước hay gió mát,...) thì ta sẽ có 1 điện áp giữa 2 đầu miếng Peltier này => đã tạo được máy phát nhiệt điện mini để thắp sáng đèn led, đồng hồ điện từ, quạt điện mini,...

Cũng có thể ghép nối tiếp nhiều miếng Peltier với nhau để tăng hiệu quả và công suất của chúng với cách ghép cực tính giống như ghép nối tiếp pin.

Lưu ý

  • Không được ghép song song những miếng Peltier với nhau, nếu không sẽ vô tác dụng
  • Khi sử dụng sò nóng lạnh, nếu chưa gắn tản nhiệt cho mặt nóng của sò thì không được cấp điện quá 30s, sẽ làm cháy sò

IV. Lời kết

Chúc các bạn thành công, nếu thấy hay thì Rate Node cho mình nhé

lên
39 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Chuyên mục: 
Các dự án được truyền cảm hứng

Bộ điều khiển PID - ứng dụng phần 2 - xe dò line dùng thuật toán PID

Tiép nối bài viết về xe dò line cảm ơn Đỗ Hữu Toàn đã viết hộ mình phần 4. hôm nay mình sẽ làm cho chiếc xe dò line đi mượt và có hồn hơn 

lên
34 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các bài viết cùng tác giả

Giao tiếp 2 board Arduino bằng Module Bluetooth

Làm thế nào để giao tiếp 2 board Arduino bằng bluetooth??? Làm thế nào để sử dụng máy tính không có sẵn chức năng bluetooth để điều khiển Arduino thông qua Bluetooth??? Đó là những câu hỏi rất nan giải....Và để trả lời cho những câu hỏi đó, mình đã viết bài này nhé!!!

Vấn đề ở đây đó chính là làm sao để kết nối 2 module bluetooth MASTER và SLAVE...Chỉ cần giải quyết được vấn đề này, thì câu hỏi coi như đã được giải. Khi kết nối được 2 module bluetooth với nhau, bạn có thể giao tiếp 2 board Arduino với nhau, hoặc dùng máy tính giao tiếp với module MASTER...module MASTER giao tiếp vs module SLAVE, để điều khiển Arduino bằng máy tính.

lên
26 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Fix lỗi Putty không thể connect tới Raspberry Pi

Như các bạn đã biết Putty là một công cụ tiện dụng để sử dụng Raspberry Pi mà không cần màn hình bằng các câu lệnh Linux. Các bạn có thể xem bài viết của anh Raspi tại đây. Một ngày đẹp trời, các bạn lôi em Pi "iu dấu" ra vọc, dùng thử Putty để Remote Raspberry Pi thông qua SSH và..."What the...". Putty không thể connect tới Raspberry Pi với dòng thông báo lỗi: Connection Refused!!!. Vậy làm sao để fix nó???? Đừng lo lắng, hãy đọc hết bài viết này của mình nhé wink

lên
12 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.