Lập trình Arduino không cần viết code - Phần 15: Ứng dụng Timer lập trình 2 led blink song song

Đây là phần 15 của chuỗi bài viết "Lập trình Arduino không cần viết code"

- Xem lại phần 14 tại đây

Ở phần trước, mình đã hướng dẫn các bạn sử dụng timer trong Arduino và mBlock. Và hôm nay mình sẽ đưa ra một ví dụ ứng dụng timer. Ví dụ đó chính là làm cho 2 led blink song song nhau theo 2 chu kì thời gian khác nhau, đây cũng chính là ứng dụng chính của timer.

Cách làm

Mỗi một led ta sẽ tạo ra một biến gán với mốc thời gian đã đếm trước đó. Nếu như khoảng cách giữa thời gian hiện tại và mốc thời gian đã đếm trước đó lớn hơn hoặc bằng khoảng thời gian blink của led thì ta cho đổi trạng thái của led và gán mốc thời gian hiện tại cho biến. Tương tự cho các led khác, ta có thể blink rất nhiều led cùng lúc. Ở đây mình blink 2 led mẫu thôi.

Thực hành

Chuẩn bị

  • Arduino.
  • 2 Led kèm 2 con điện trở 220 ôm để bảo vệ chúng.

Lắp mạch, sorry quen mắc điện trở.

Ok

Lập trình với mBlock

Đầu tiên tạo 2 biến gán thời gian trước cho 2 led.

Lập trình theo khối sâu, ở đây mình cho led 1 blink với khoảng thời gian là 0.5 giây và led 2 là 1.2 giây.

Úp code thôi, may quá lần này không chỉnh sửa code gì hết :D.

Lập trình với Arduino IDE

Code đây

#define led1 = 7;
#define led2 = 8;
unsigned long time1 = 0;
unsigned long time2 = 0;

void setup()
{
    pinMode(led1, OUTPUT);
    pinMode(led2, OUTPUT);
}

void loop()
{
    if ( (unsigned long) (millis() - time1) > 500 )
    {
        if ( digitalRead(led1) == LOW )
        {
            digitalWrite(led1, HIGH);
        } else {
            digitalWrite(led1, LOW );
        }
        time1 = millis();
    }
    
    if ( (unsigned long) (millis() - time2) > 1200  )
    {
        if ( digitalRead(led2) == LOW )
        {
            digitalWrite(led2, HIGH);
        } else {
            digitalWrite(led2, LOW );
        }
        time2 = millis();
    }
}

Kết luận

Như vậy là ta vừa tìm hiểu xong 1 ví dụ về việc sử dụng Timer. Vậy là ta đã trải qua 15 phần rồi nhỉ, và đã đến lúc cho các bạn thấy được sự thú vị và hay ho của phần mềm lập trình kéo thả mBlock rồi, theo mình thì đó chính là sự hấp dẫn nhất của mBlock. Ráng chờ cho tới phần sau để cùng thưởng thức nha. Cảm ơn đã theo dõi.

lên
9 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các dự án được truyền cảm hứng

Select any filter and click on Apply to see results

Các bài viết cùng tác giả

Lập trình Arduino không cần viết code - Phần 13: Tạo hàm điều khiển bộ phận di chuyển sử dụng L298

Đây là phần 13 của chuỗi bài viết "Lập trình Arduino không cần viết code"

- Xem lại phần 12 tại đây

Ở phần trước, mình đã hướng dẫn các bạn tạo một hàm giúp điều khiển motor dễ dàng hơn, và mục đích của phần đó chính là tạo hàm của phần này. Hôm nay mình sẽ hướng dẫn các bạn tạo hàm điều khiển bộ phận di chuyển sử dụng module L298. Với hàm này bạn có thể ứng dụng nó làm các dự án xe hay robot di chuyển bằng bánh xe sử dụng module L298 để điều khiển.

lên
12 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

iNut cảm biến - Bài 1: Bước đầu tiến vào thế giới IoT

Xin chào mọi người, cùng với AI thì IoT cũng là một xu thế chắc chắn sẽ phát triển trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Ngày trước, khi mới làm quen với các dự án liên quan đến IoT, mọi người thường gặp nhiều khó khăn do phải chuẩn bị gần như mọi thứ từ server tới client và tính ổn định, bảo mật của mô hình cũng khó được đảm bảo. Kể từ khi các nền tảng IoT ra đời thì mọi thứ đã trở nên dễ dàng hơn. Sự đơn giản và tiện lợi khi làm các dự án IoT cũng ngày càng tăng theo dòng phát triển của các nền tảng ấy. Inut Platform chính là một trong những nền tảng như vậy, đây là một nền tảng do người Việt sáng lập nên chắc chắn việc hỗ trợ khi làm dự án sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Chính vì vậy, hôm nay mình xin giới thiệu với các bạn seri bài viết hướng dẫn sử dụng iNut Cảm Biến - Một sản phẩm đa năng của nền tảng iNut.

lên
2 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.