Giới thiệu về Arduino M0

Xin chào các bạn, hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về board Arduino M0. Với phiên bản này bạn sẽ cảm nhận được sức mạnh của một con vi điều khiển 32bit và hơn thế nữa. Tìm hiểu thôi

Tổng quan và Vi điều khiển

Đây là phiên bản khá mới mẻ của tập đoàn Arduino Ý. Arduino M0 đại diện cho một sự mở rộng đơn giản nhưng mạnh mẽ, hiệu quả, xử lí 32-bit của nền tảng Arduino UNO. Board này sử dụng con Atmel SAMD21 MCU, có một lõi 32-bit ARM Cortex® M0. Dòng board Arduino trở nên càng phong phú với sự ra đời của một board có hiệu suất tốt như M0. Lõi của Atmel mang lại sức mạnh cho board này một sự nâng cấp linh hoạt và giúp tăng cường phạm vi cho các dự án.

Chân I/O pin

Điểm đặc biệt thấy rõ nhất chính là tất cả các chân digital đều có thể băm xung PWM (Ngoại trừ 2 chân 0 và 1). Ngoài ra, nó còn có 1 chân có thể xuất tín hiệu analog (Chân A0), với chân này bạn có thể tạo ra chân OUT cho loa hay biến con Arduino thành một con biến. Mỗi chân analog đọc giá trị với độ phần giải 12bit (Tương ứng với 4096 giá trị) thay vì 8bit (1023 giá trị) như một số bản trước.

Kết nối Serial

M0 được kết nối với máy tính bằng cổng micro USB, đặc biệt nó được kết nối trực tiếp tới vi điều khiển mà không cần phải thông qua chip chuyển đổi (Có thể giả lập thiết bị ngoại vi như chuột, bàn phím). Hehe, một điểm hay nữa là bạn có thể xóa bộ nhớ flash (không xóa bootloader) bằng cách mở và đóng Serial ở baud rate 1200.

Cấu hình

Vi điều khiển

ATSAMD21G18, 48pins LQFP

Cấu trúc lõi

ARM Cortex-M0+

Điện áp hoạt động

3V3

Bộ nhớ Flash

356KB(4KB cho bootloader)

SRAM

32KB

EEPROM

16KB

Tốc độ đồng hồ

48MHz

Analog I/O pin

6 chân (Có 1 chân có thể xuất)

Digital I/O pin

20, với 12 chân PWM và UART

Dòng tại mỗi pin I/O

7mA

Năng lượng tiêu thụ

6V đến 20V

Kích thước mạch

53x68.5mm

Khối lượng

21g

Một số dự án sử dụng Arduino M0

Vì đây là những dự án do mình tự nghĩ ra nên không có ảnh thực tế đâu :D.

  • Với việc hỗ trợ 1 chân xuất tín hiệu analog bạn có thể tích hợp cảm biến nhiệt độ, cảm biến lửa sử dụng hồng ngoại (Khắc phục điểm yếu đưa ra ngoài trời nắng là cảnh báo), cần thiết thì cho thêm cảm biến khói vào Arduino M0 để tạo ra một con cảm biến lửa siêu bá đạo. Bạn có thể làm tương tự với các cảm biến khác.

  • Bạn có thể tận dụng lợi thế nhiều chân PWM để có thể điều khiển cùng lúc nhiều servo và tạo ra một bàn tay robot siêu linh hoạt.

Kết luận

Về giá cả thì nó có giá cao hơn con UNO một tí thôi. Như vậy là ta vừa tìm hiểu xong board Arduino M0. Chúc các bạn lập trình sáng tạo thật vui và có nhiều phát minh, sáng chế và dự án thú vị để chia sẻ cùng cộng đồng. Nếu thấy hay thì cho mình cái Rate Note ủng hộ.

lên
9 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các dự án được truyền cảm hứng

Hướng dẫn sử dụng cảm biến nhiệt độ DS18B20 (-55°C đến +125°C) sai số ±0.5°C

Lại quay về vấn đề đo nhiệt độ, như ở bài trước, mình đã dùng cả LM35, cả TMP36. Nhưng rốt cuộc vẫn không hiệu quả, lần này mình đang sử dụng con DS18B20 này và cảm thấy khá ổn hơn so với lần trước. Nhiệt độ ít bị chênh lệch hơn và như quảng cáo là chỉ có sai số ±0.5°C thôi (nếu nhiệt độ trong phạm vi -10°C to +85°C, đáng để thử phải không nào?

lên
18 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Hướng dẫn sử dụng cảm biến nhiệt độ TMP36 - Khoảng đo từ -40 đến 125 độ C

Mình thấy cảm biến nhiệt độ LM35 rất rẻ và hoạt động cũng tương đối chính xác. Tuy nhiên, độ bền của nó không cao vì mình thấy mình chỉ dùng cảm biến LM35 trong khoảng thời gian 3 tháng, sau đó phải thay cảm biến khác (để đo nhiệt độ luộc gà). Bản thân mình không thích điều đó nên thử dùng một cảm biến khác cũng có chức năng tương tự là TMP36 và thấy nó hoạt động bền hơn (đã đến tháng thứ 4 nhưng chưa hư). Mình xin chia sẻ với các bạn nhé. Loại này hơi khó tìm và không thông dụng, nhưng nó bền hơn hẳn LM35 các bạn nhé.

lên
10 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các bài viết cùng tác giả

Tổng quan về cảm biến

Chúng ta đã quá quen thuộc với các con cảm biến, tuy nhiên mình thấy trong cộng đồng ta chưa có bài viết nào đưa ra cái nhìn tổng quan về cảm biến. Vì vậy hôm nay mình sẽ viết bài này để giúp các bạn cóa cái nhìn tổng quan về cảm biến. Không vòng vo tam quốc nữa.

lên
24 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Lập trình Arduino không cần viết code - Phần 7: Cảm biến mưa

Đây là phần 7 của chuỗi bài viết "Lập trình Arduino không cần viết code"

- Xem lại phần 6 tại đây

Xin chào mọi người, hôm nay chúng ta sẽ làm quen với cảm biến và cụ thể hơn là ở bài này chính là cảm biến mưa. Vào luôn nha.

 

lên
15 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.