Giới thiệu về Music Shield V2

Xin chào các bạn, hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu 1 shield khá hay cho các dự án âm thanh, làm máy nghe nhạc đó là shield phát nhạc, âm thanh Music Shield V2. Ok, bắt đầu thôi.

Nguồn gốc

Đây là một shield được sản xuất bởi Seeeduino, chứ không phải Arduino đâu nha. SeeeDuino là một board tương thích với Arduino cả phần cứng lẫn phần lập trình. Ta cũng có thể nói Seeeduino là anh em họ của Arduino. Vì vậy nó cũng hỗ trợ cho cả Arduino, nên cứ yên tâm mà dùng.

Tổng quan

Music Shield V2  có thể chơi nhiều định dạng bao gồm MP3, WMA, WAV, AAC, MIDI, Ogg Vorbis. Đây là một bộ mã hóa âm thanh / bộ giải mã tương thích với Arduino, Seeeduino, Mega Seeeduino và Arduino Mega. Nó sử dụng chip VC1053B,  cho phép shield chơi các tập tin âm thanh từ thẻ SD và ghi âm tốt trong một quảng thời gian ngắn. Bạn cũng có thể sử dụng nó để chơi các nốt MIDI bằng cách thay đổi một chút cài đặt phần cứng.

Nó giao tiếp với board Arduino qua giao tiếp SPI. Ngoài ra, còn có các nút đa chức năng cung cấp nhiều tiện ích hơn cho người dùng để điều khiển. Các chức năng ghi âm chỉ làm việc với Seeeduino Mega và Arduino Mega. Và thẻ SD có kích thước tối đa mà bạn có thể sử dụng là 2GB.

Tính năng

  • Tương tích với Arduino UNO và Arduino Mega
  • Nút nhấn đa chức năng để điều khiển
  • Hỗ trợ định dạng nhạc: MP3, WMA, WAV, AAC, MIDI, Ogg Vorbis
  • Hỗ trợ thẻ nhớ SD (Lớn nhất là 2GB).
  • Có giắc cắm 3.5mm
  • Phát nhạc, âm thanh chất lượng cao
  • Ghi âm tốt, nhưng thời gian ghi hơi ngắn.

Nó dành cho ai

  • Cần làm dự án chuyên về âm thanh
  • Chịu chơi, giá nó ngang ngửa con Uno (tất nhiên là giá hàng thiệt chứ không phải hàng tàu).

Nó không dành cho ai

  • Làm dự án dùng ít hoặc không dùng âm thanh.
  • Không có nhiều tiền

Một số dự án với Music Shield V2

  • Làm máy nghe nhạc thì tuyệt, bởi nó hỗ trợ khá nhiều định dạng và cho phép phát nhạc chất lượng cao.

  • Thiết bị tự động ghi âm khi phát hiện tiếng ồn

Code mẫu

Chúng ta sẽ sử dụng thư viện Music Shield Master để lập trình cho shield

Sau đây là đoạn code chơi bản nhạc theo tên:

#include <SD.h>
#include <SPI.h>
#include <arduino.h>
#include <MusicPlayer.h>

void setup(void)
{
  Serial.begin(9600);
  player.begin();
  player.setPlayMode(PM_REPEAT_ONE); //Cài đặt chế độ lặp lại bài hát
  player.playOne("abc.mp3");          //Chạy bài hát abc.mp3
}
void loop()
{
  player.play();
}

Ngoài ra trong thư viện còn khá nhiều code mẫu, tha hồ mà xem nha :)).

Kết luận

Như vậy là ta vừa tìm hiểu xong Music Shield V2. Chúc các bạn lập trình, sáng tạo thật vui và có nhiều dự án thú vị.

lên
3 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các dự án được truyền cảm hứng

Select any filter and click on Apply to see results

Các bài viết cùng tác giả

Lập trình Arduino không cần viết code - Phần 16: Lập trình Arduino thời gian thực - Lập trình sự kiện

Đây là phần 16 của chuỗi bài viết "Lập trình Arduino không cần viết code"

- Xem lại phần 15 tại đây

Xin chào các bạn, hôm nay mình sẽ cho các bạn thấy được sự thú vị nhất của phần mềm lập trình kéo thả mBlock. Đó chính là lập trình thời gian thực. Từ việc lập trình thời gian thực này ta có thể tạo ra được các game hay điều khiển Arduino bằng ứng dụng đồ họa, bởi đơn giản mBlock cũng hỗ trợ tạo ra game hay đồ họa. HeHe, bạn cũng có thể nói rằng nó là sự kết hợp 2 trong 1 của Processing và Arduino. Tất nhiên là ta chỉ làm được khi bạn kết nối Arduino với mBlock.

lên
11 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Lập trình Arduino không cần viết code - Phần 12: Tạo hàm điều khiển motor

Đây là phần 12 của chuỗi bài viết "Lập trình Arduino không cần viết code"

- Xem lại phần 11 tại đây

Ở phần 9 mình đã hướng dẫn cách điều khiển motor với module L298, đồng thời ở phần trước mình cũng đã hướng dẫn cách tạo một hàm riêng. Hôm nay mình sẽ hướng dẫn các bạn tạo hàm điều khiển motor cho module L298. Vào luôn!

 

lên
9 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.