Lập trình GPIO Raspberry Pi trên iPad - Phần 2: Cài đặt Blynk

Mô tả dự án: 

Trong phần 1 của bài Lập trình Raspberry Pi GPIO với iPad, tui đã giới thiệu chi tiết về Blynk, một apps khá hay hướng đến việc nhân rộng ứng dụng cho nhiều người dùng điện thoại thông minh. Bài này tui sẽ hướng dẫn các bạn cài đặt Blynk cho Raspberry Pi để tha hồ nhấp nháy LED.

Nguyên lý

Blynk gồm có 3 phần, app, server và thư viện:

  • Thư viện: Thư viện chạy trên Raspberry Pi và thực hiện các giao tiếp với chân GPIO.
  • App: Phần chạy trên smartphone/iPad của các bạn và đảm trách phần giao diện với các nút bấm, thông tin hiển thị.
  • Server: cầu nối biên phiên dịch giữa Thư viện và App. Mặc định là app sẽ chạy trên cloud của Blynk, tuy nhiên bạn có thể chạy trên bất kỳ máy tính nào.

Thiết lập trên Raspberry Pi

Blynk chạy dựa trên nền tảng Wiring Pi nên bạn cần phải tải thư viện này về. Trước tiên là cài git-core để tải source code:

sudo apt-get update
sudo apt-get install git-core

Sau đó tải WiringPi:

git clone git://git.drogon.net/wiringPi

Tải thư viện Blynk:

git clone https://github.com/blynkkk/blynk-library.git
cd blynk-library/linux
make clean all target=raspberry

Thiết lập app trên iPad

Các bạn đăng ký 1 tài khoảng miễn phí trên Blynk:

Sau đó tạo 1 dự án mới:

Các bạn chú ý: nhớ lưu lại chính xác cái AUTH TOKEN (dòng chữ loằng ngoằng màu lam). Bạn sẽ cần dòng này trên Raspberry Pi. Các bạn quay trở về với Raspberry Pi, mở Terminal và gõ: (thay <AuthToken> với cái AUTH TOKEN mà bạn vừa mới chép lại)

sudo ./blynk --token=<AuthToken>

Như vậy là xong! Bây giờ bạn đã có thể điều khiển các PIN GPIO của Pi từ iPad. Ta hãy thử xem làm thế nào để blink 1 LED nha!

Blink nhấp nháy LED thần thánh

Bạn nối sơ đồ như trong hình:

Sau đó vào app trên iPad, chọn nút "Button":

Sau đó bấm vào Button để chỉnh các thông số. Nếu bạn chọn "PUSH" thì đây là nút giữ, nghĩa là bạn phải bấm thì LED mới sáng. nếu chọn "SWITCH" thì bấm luân phiên mở và tắt.

Các bạn bấm vào PIN để chọn Digital PIN 25:

Lưu ý: Blynk dùng WiringPi nên cách đặt tên có khác so với GPIO. Ngày 21/11: Blynk chuyển sang BCM GPIO. Bạn có thể tham khảo tên ở hình dưới đây:

Bấm OK. Thế là xong! 

 

Gơi ý nâng cao:

  • Đặt hẹn giờ bật/tắt với nút "Timer".
  • Gắn thêm relay để thành một hệ thống nhà thông minh hoàn chỉnh.
  • Gắn vào Pin 28 có PWM và dùng nút "Slider" để điều chỉnh độ sáng của LED.
lên
6 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Từ khóa: 
Các dự án được truyền cảm hứng

Hướng dẫn sử dụng cảm biến nhiệt độ DS18B20 (-55°C đến +125°C) sai số ±0.5°C

Lại quay về vấn đề đo nhiệt độ, như ở bài trước, mình đã dùng cả LM35, cả TMP36. Nhưng rốt cuộc vẫn không hiệu quả, lần này mình đang sử dụng con DS18B20 này và cảm thấy khá ổn hơn so với lần trước. Nhiệt độ ít bị chênh lệch hơn và như quảng cáo là chỉ có sai số ±0.5°C thôi (nếu nhiệt độ trong phạm vi -10°C to +85°C, đáng để thử phải không nào?

lên
18 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Hướng dẫn sử dụng cảm biến nhiệt độ TMP36 - Khoảng đo từ -40 đến 125 độ C

Mình thấy cảm biến nhiệt độ LM35 rất rẻ và hoạt động cũng tương đối chính xác. Tuy nhiên, độ bền của nó không cao vì mình thấy mình chỉ dùng cảm biến LM35 trong khoảng thời gian 3 tháng, sau đó phải thay cảm biến khác (để đo nhiệt độ luộc gà). Bản thân mình không thích điều đó nên thử dùng một cảm biến khác cũng có chức năng tương tự là TMP36 và thấy nó hoạt động bền hơn (đã đến tháng thứ 4 nhưng chưa hư). Mình xin chia sẻ với các bạn nhé. Loại này hơi khó tìm và không thông dụng, nhưng nó bền hơn hẳn LM35 các bạn nhé.

lên
10 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các bài viết cùng tác giả

Setup Raspberry Pi Zero không cần màn hình

Một trong những lí do Pi Zero chưa thực sự phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng là do giá thành bị độn lên bởi các thể loại cáp chuyển đổi (mini HDMI => HDMI, usb OTG, cáp nguồn) cần thiết để có thể khởi động giao tiếp với bo mạch tí hon này. Bài này tui sẽ giới thiệu với các bạn cách setup Pi Zero chỉ với 1 cáp USB OTG duy nhất, vừa là để cung cấp nguồn, vừa là cổng ssh. Lưu ý là phương pháp này chỉ áp dụng được với Pi Zero, các phiên bản Raspberry Pi khác không áp dụng được. 

lên
11 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Từ khóa: 

Raspberry Pi Thiên Lý Nhãn (Phần 1): Time-Lapse

Trong bài "Đi học thoai" (Phần 3) (http://arduino.vn/bai-viet/994-di-hoc-thoai-phan-3-time-lapse-cuoi-ngay-...) tui có hướng dẫn các bạn làm hiệu ứng time-lapse với Raspberry Pi camera. Tuy nhiên giá 1 module camera khá chát so với túi tiền sinh viên. Nếu bạn có 1 cái webcam không sử dụng đâu đó trong nhà thì vẫn có thể làm được, có điều là độ phân giải thấp hơn nhiều thôi. (đa phần webcam có độ phân giải khoảng 1MP trở xuống, trong khi Pi Camera có độ phân giải 5 đến 8 MP tùy phiên bản).

lên
12 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.