Tổng quan phần cứng Raspberry Pi 2

Raspberry Pi 2 có cấu tạo giống như một máy tính thu nhỏ. Chúng ta cùng điểm qua các cấu hình phần cứng của nó nhé.

  • CPU: “Trái tim” của board mạch. Raspberry Pi 2 sử dụng vi xử lý BCM2836 của Broadcom. Đây là loại SoC (system on chip) tức  là trên chip này tích hợp cùng lúc:
    • CPU: 900 MHz ,4 nhân, kiến trúc ARM Cortex-A7. Vì sử dụng ARM Cortex-A7 nên Raspberry Pi 2 có thể chạy được Ubuntu core và Windows 10 core mượt mà.
    • SD RAM: 1 GB
    • GPU: Broadcom VideoCore IV @ 250 MHz​
  • Khe cắm thẻ micro SD: Có thể nhận thấy sẽ không có ổ cứng trên Raspberry Pi và thay vào đó là thẻ nhớ SD. Tất cả dữ liệu sẽ được lưu trữ trên thẻ nhớ này. Cần dùng ít nhất là thẻ 4GB class 4 (4MB/s) cho Raspberry Pi (khuyên dùng thẻ 8GB class 10).
  • Cổng USB: Raspberry Pi 2 có 4 cổng USB 2.0. Đủ để bạn cắm các ngoại vi cần thiết như chuột, bàn phím và usb wifi.
  • Cổng Ethernet: Model 2 có cổng Ethernet chuẩn RJ45.
  • Cổng HDMI: Dùng để truyền tín hiệu Video và Audio số. Có tới 14 chuẩn video được hỗ trợ và tín hiệu HDMI có thể dễ dàng chuyển đổi thành các chuẩn khác như DVI, RCA, hoặc SCART.
  • Ngõ ra Audio-Video: Ngõ ra này là giắc cắm chuẩn 3.5mm, hỗ trợ cho người dùng không có màn hình hỗ trợ HDMI. Âm thanh và hình ảnh lấy ra từ cổng này có chất lượng kém hơn một chút so với từ cổng HDMI.
  • Cổng cấp nguồn Micro USB: Một trong những điều đầu tiên có thể nhận thấy là Raspberry Pi không có nút nguồn. Micro USB được chọn làm cổng cấp nguồn. Nguồn cấp cho Raspberry Pi là 5v điện áp (bắt buộc) và dòng nên lớn hớn 1A. Cấp nguồn quá 5v sẽ rất dễ làm cháy board mạch.
  • Cổng DSI (Display Serial Interface): Cổng này dùng để kết nối với LCD hoặc màn hình OLED.
  • Cổng CSI (Camera Serial Interface): Cổng này dùng để kết nối với module camera riêng của Raspberry Pi. Module này thu được hình ảnh chất lượng lên đến 1080p.
  • GPIO (General Purpose Input and Output): Giống như các chân của vi điều khiển, các IO này của Raspberry Pi cũng được sử dụng để xuất tín hiệu ra led, thiết bị… hoặc đọc tín hiệu vào từ các nút nhấn, công tắc,cảm biến… Ngoài ra còn có các IO tích hợp các chuẩn truyền dữ liệu UART, I2C và SPI.
Những hình ảnh về dự án: 
Bài viết truyền cảm hứng: 
lên
2 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các dự án được truyền cảm hứng

Select any filter and click on Apply to see results

Các bài viết cùng tác giả

Hướng dẫn sử dụng cảm biến nhiệt độ DS18B20 (-55°C đến +125°C) sai số ±0.5°C

Lại quay về vấn đề đo nhiệt độ, như ở bài trước, mình đã dùng cả LM35, cả TMP36. Nhưng rốt cuộc vẫn không hiệu quả, lần này mình đang sử dụng con DS18B20 này và cảm thấy khá ổn hơn so với lần trước. Nhiệt độ ít bị chênh lệch hơn và như quảng cáo là chỉ có sai số ±0.5°C thôi (nếu nhiệt độ trong phạm vi -10°C to +85°C, đáng để thử phải không nào?

lên
18 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Hướng dẫn sử dụng gói nano - Trình sửa file nổi tiếng trong thế giới linux (Raspberry Pi, Intel Galileo, Intel Edison)

Khi đăng nhập vào linux server qua ssh bạn sẽ phải cần đến một text editor để sửa chữa các file cấu hình, file html, các file script .... Có rất nhiều text editor như vi, emacs, ... Tuy nhiên với các editor này bạn sẽ phải mất nhiều thời gian để thông thạo. Riêng với nano thì lại quá dễ để làm quen và sử dụng. Hôm nay bạn sẽ sử dụng nano thành thạo ngay!

lên
11 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.