Remote Raspberry Pi từ máy tính khác

Nếu bạn muốn truy cập và hiển thị Raspberry Pi mà không cần màn hình thì việc remote Pi qua network (LAN-trong trường hợp này) là việc cần phải nghĩ đến. Có khá nhiều phương pháp để thực hiện việc này, bài viết chỉ đề cập phương pháp được tác giả cho là đơn giản và thuận tiện nhất.

Địa chỉ IP của Pi

Bất kì thiết bị nào được kết nối vào mạng LAN thì nó sẽ được cấp một địa chỉ IP và bạn cần phải tìm được địa chỉ IP đó của Pi.

Nếu Pi đang kết nối với màn hình hiển thị thì việc này rất đơn giản, chỉ cần đánh lệnh sau trên Terminal

hostname -I

Nếu không có màn hình hiển thị, bạn phải truy cập vào địa chỉ Router, thường là: 192.168.1.1 (hoặc bạn xem bài viết của raspi để tìm ip bằng phần mềm ipscan hoặc angryip)

Bạn sẽ tìm thấy danh sách các thiết bị đang kết nối trong mạng và địa chỉ IP của chúng trong menu thiết lập của Router. Tùy vào loại Router bạn dùng mà menu này có giao diện khác nhau nhưng chắc sẽ không thể thiếu phần hiển thị thông tin trên.

Tuy nhiên có thể xảy ra trường hợp bạn không biết địa chỉ Router hoặc bạn không thể truy cập vào địa chỉ đó (vì đã được đặt mật khẩu mà bạn không biết chẳng hạn). Lúc này bạn cần dùng đến những công cụ để scan IP của các thiết bị trong network.

NMAP là một trong những giải pháp. Đây là một phần mềm mã nguồn mở cho phép bạn tìm ra tên các thiết bị cũng như IP của chúng trong network.

Putty

Sau khi có được IP của Raspberry Pi, bạn cần cài đặt Putty. Phần mềm này cho phép bạn truy cập vào Terminal của Raspberry Pi.

putty

Bạn chỉ cần đánh địa chỉ của Pi vào (như hình trên là 192.168.1.77), giao diện Terminal quen thuộc sẽ hiện ra trước mặt bạn.

XRDP

Putty chỉ giúp bạn hiển thị được Terminal, nếu bạn muốn hiển thị được giao diện người dùng của Pi bạn cần đến XRDP.

Cài đặt và sử dụng XRDP như sau:

Bước 1: Enable SSH

Thông qua Terminal của Putty, dùng:

sudo raspi-config

Tìm Enable or disable ssh server để cho phép SSH (Secure Shell).

Bước 2: Cài đặt XRDP trên Pi

sudo apt-get install xrdp

Bước 3: Sử dụng Remote Desktop Connection để truy cập Pi

Đây là ứng dụng có sẵn của Windows, bạn chỉ cần bật lên và điền IP của Pi vào ô Computer và nhấn Connect

rdc-rdc

Giao diện sau sẽ hiện ra yêu cầu bạn nhập tên người dùng và mật khẩu của Pi

how-to-remote-desktop-raspberry-pi-4

Sau khi đăng nhập thành công, giao diện Desktop của Pi sẽ hiện lên trên màn hình của bạn

Những hình ảnh về dự án: 
Bài viết truyền cảm hứng: 
lên
2 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các dự án được truyền cảm hứng

Select any filter and click on Apply to see results

Các bài viết cùng tác giả

Các lệnh Linux cần biết khi chơi với máy tính nhúng Orange Pi hay bất kì máy tính nhúng nào dùng nhân Debian

Thấy bài viết của Tâm rất hay, mình chia sẻ thêm cho các bạn về các lệnh khi chơi với Orange Pi hay Raspberry Pi. Chúc các bạn vui vẻ với 40 lệnh bỏ túi này.

lên
4 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Hoodloader2 - Sức mạnh của 2 vi điều khiển trên một board mạch Arduino - USB Host với Arduino UNO / Mega2560

Trước đây, bạn đã từng đặt câu hỏi, cái con Atmega16U2 trên mạch Arduino Uno / Mega2560 của mình làm nhiệm vụ gì chưa? Nếu bạn đã từng đọc bài giới thiệu về Arduino Uno hay Arduino Mega 2560 thì có thể sẽ biết con Atmega16U2 đó sẽ làm nhiệm vụ USB-to-Serial, hay nói cách khác là tạo cổng COM ảo từ đó lập trình cho con vi điều khiển Atmega328p (UNO) hoặc Atmega1280 (Mega 2560). Nhưng khi mình tra datasheet con Atmega16U2 thì thấy rằng, chúng ta đang có một sự lãng phí lớn (12KB flash, 512byte ram) nhưng chỉ nạp bootloader DFU để biến nó thành một mạch USB-to-Serial. Đem vấn đề này đi hỏi ksp, thì mình đã được khai sáng bằng một bootloader với cho con Atmega16U2 này, nó có tên là Hoodloader2 và nó sẽ giúp ta biến con Atmega16U2 này thành một mạch Arduino hoàn chỉnh! Nói cách khác, với Hoodloader2, ta có thể làm việc với 2 con vi điều khiển trên mạch Arduino Uno / Mega2560. HACK NÃO chưa nào?

lên
24 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.