So sánh hiệu năng giữa Raspberry Pi 3 và Raspberry Pi 2

Raspberry Pi 3 được giới thiệu với thông tin nổi bật là có sẵn Wifi và Bluetooth. Đồng thời Raspberry Pi Foundation cũng khẳng định: Pi 3 với ARM Cortex A53 sẽ nhanh hơn khoảng 50% so với Pi 2. Wifi và Bluetooth có sẵn thì có thể dễ dàng test được rồi, nhưng tốc độ xử lý nhanh hơn liệu có đúng ?

Hackaday.com đã làm những bài test với Pi 3 để kiểm tra khẳng định trên.

BENCHMARKS

Dhrystone là bài test về tính toán số nguyên với đơn vị là triệu phép tính trên một giây (Millions of Instructions per Second – MIPS). Kết quả là Pi 2 đạt được 1822 MIPS còn Pi 3 đạt được 2441 MIPS, nhiều hơn Pi 2 khoảng 25%.

Linpack Double Precision và Linpack Single Precision là bài test về khả năng tính toán dấu chấm động (floating point). Kết quả đạt được của Pi 3 cũng cao hơn Pi 2 khoảng 17%.

linpack-single linpak-double

Nguồn: Pi 3 ngốn nhiều điện hơn so với Pi 2 lúc khởi động như bạn thấy ở hình dưới. Có lẽ bạn sẽ phải kiếm một cục nguồn tử tế để dùng cho Pi 3 thay vì cấp nguồn trực tiếp từ cổng USB máy tính như với Pi 2 hoặc các phiên bản trước.

powercon1

Network: Liệu Wifi có sẵn của Pi 3 có chậm hơn Wifi của module rời? Ở hình dưới USB WiFi Edimax 802.11n đã cho kết quả tốt hơn 1 chút so với Wifi của Pi 3 (22.7 Mbps so với 21.2 Mbps). Chênh lệch không đáng kể.

scrot1

Bài test thực tế

Những số liệu Benchmark ở trên cũng chỉ dừng lại ở mức tham khảo, để thực sự thấy được khả năng của Pi 3 ta cần thực thi một chương trình thực tế.  Tác giả đã cho cả hai board chạy chương trình tìm tất cả các số nguyên tố nhỏ hơn 1 triệu. Kết quả là Pi 2 mất hơn 2 phút còn Pi 3 mất hơn 1 phút.

seive

Kết

Những gì mà Raspberry Pi Foundation đã cam đoan hoàn toàn không sai sự thật. Với các bài Benchmark Pi 3 cho thấy mình nhanh hơn đàn anh Pi 2 từ 20% đến 40%, tốc độ network là tương đương với module rời và bài test thực tế cho thấy Pi 3 chạy nhanh gấp đôi Pi 2. Với những tính năng ưu việt hơn được cập nhật, Pi 3 hứa hẹn sẽ lại được sử dụng để tạo ra vô số project đáng kinh ngạc từ cộng đồng hàng triệu người dùng trên khắp thế giới.

Những hình ảnh về dự án: 
Bài viết truyền cảm hứng: 
lên
8 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các dự án được truyền cảm hứng

Select any filter and click on Apply to see results

Các bài viết cùng tác giả

Lập trình Arduino bằng Javascript trong môi trường NodeJS - Chuyện thật hay đùa?

Hồi giờ đã nghe đến việc lập trình Arduino bằng C/C++, đã nghe đến việc lập trình Arduino kéo thả, tôi tự hỏi, liệu có thể dùng Javascript trong môi trường NodeJS - môi trường lập trình thần thánh hiện nay với lượng thư viện đến hơn 1 triệu trên toàn bộ thế giới này - để lập trình cho con Arduino cùi bắp của mình hay không? Và hãy tin tôi đi, bạn sẽ bất ngờ!

lên
12 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Lập trình ATtiny45 hoăc ATtiny85 với Codebender

Hôm nay có vấn đề đụng đến attiny45 mà mình lại lười tải Arduino IDE 1.0.6 để lập trình cho dễ, thành ra quyết định dùng codebender để lập trình. Mình tìm trên cộng đồng mà không có bài nào nói về vấn đề này, nhưng lại có bài của ksp khá liên quan, chỉ cần chỉnh file boards.txt rồi up lên một tí là được. Nên mình quyết định viết bài cho anh em sau này gặp thì giải quyết cho dễ

lên
4 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.