Nạp bootloader cho vi điều khiển trên Arduino

1. Tại sao ta cần bootloader ?

Bootloader là một chương trình nhỏ được nạp sẵn vào chip vi điều (VĐK) khiển trên Arduino. Bạn lập trình cho Arduino một cách dễ dàng được là nhờ thứ này. Nếu không có bootloader, bạn sẽ không thể upload chương trình lên vi điều khiển trên Arduino theo cách thông thường được, mà phải cần một số phần cứng khác hỗ trợ (gọi là Programmer)

Trên thực tế, vi điều khiển trên mạch Arduino đã có sẵn bootloader rồi nên bạn không cần thao tác gì cả. Tuy nhiên, với một số trường hợp cần nạp bootloader, bạn sẽ cần đọc bài viết này để biết cách thực hiện.

2. Nối dây

Bạn hãy nối dây trước theo sơ đồ sau (minh họa giữa 2 mạch Arduino sử dụng vi điều khiển ATmega328)

Bạn nên chú ý mạch Arduino của mình sử dụng vi điều khiển nào để nối dây cho đúng. 

Arduino có bootloader

Arduino chưa có bootloader

(ATmega328/168/8)

Arduino chưa có bootloader

(ATmega32u4)

Arduino chưa có bootloader

(ATmega1280/2560)

GND GND GND GND
5V 5V 5V 5V
D10 (SS) RESET RESET RESET
D11 (MOSI) D11 (MOSI) D16 (MOSI)  D51 (MOSI)
D12 (MISO) D12 (MISO) D14 (MISO) D50 (MISO)
D13 (SCK) D13 (SCK) D15 (SCK) D52 (SCK)

3. Tiến hành thực hiện

Bước 1: Mở Arduino IDE

Bước 2: Mở chương trình mẫu Arduino ISP

Bước 3: Nạp chương trình mẫu Arduino ISP lên mạch Arduino đang có bootloader

  • Vào menu Tools -> Boards để chọn mạch Arduino đang có bootloader
  • Vào menu Tools -> Serial Port để chọn cổng Serial đang sử dụng
  • Vào menu Tools -> Programmer chọn AVR ISP
  • Bấm Ctrl + U để upload chương trình

Bước 4: Nạp bootloader

  • Vào menu Tool -> Boards để chọn mạch Arduino cần được nạp bootloader
  • Vào menu Tool -> Programmer chọn Arduino as ISP
  • Vào menu Tools chọn Burn Bootloader
  • ... bạn hãy đợi một lát là xong.

Sau khi nạp bootloader xong, bạn sẽ thấy đèn LED 13 trên cả 2 mạch Arduino nhấp nháy báo hiệu bootloader đã được nạp thành công.

lên
18 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Chuyên mục: 
Các dự án được truyền cảm hứng

Select any filter and click on Apply to see results

Các bài viết cùng tác giả

Một số ưu và nhược điểm của Intel Galileo

Trước khi mua một thứ gì đó, bạn luôn phải tìm hiểu trước về nó, và một điều hiển nhiên là bạn cần biết là nó hữu ích đến mức nào.Intel Galileo cũng vậy. Bạn sẽ nghĩ gì khi mang về nhà một mạch Intel Galileo và nhận ra rằng nó không có những thứ mà bạn cần ? Thật là muốn phát khùng đúng không ? Bài viết sau sẽ giới thiệu cho các bạn những điều đó. Bên cạnh đó, nó cũng giúp bạn thấy được những ưu điểm của Intel Galileo, biết đâu nó lại phù hợp với bạn ?

lên
3 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Transistor (BJT) và ứng dụng trong điều khiển động cơ DC

Trong điện tử, transistor (transfer-resistor) là một linh kiện bán dẫn. Khi hoạt động trong mạch điện, transistor có vai trò như một cái van cách li hay điều khiển dòng điện, điện áp trong mạch. Từ vai trò này, transistor được ứng dụng rộng rãi. Trong bài viết này, tôi chỉ trình bày những khía cạnh cơ bản và đơn giản nhất của transistor, phù hợp với nhu cầu kiến thức của người dùng Arduino. Một số thuật ngữ, cách giải thích về transistor cũng được tôi cố gắng tinh giảm để phù hợp với đối tượng người dùng Arduino hơn so với người chuyên về điện tử. 

lên
39 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.