#include

Giới thiệu

#include cho phép chương trình của bạn tải một thư viện đã được viết sẵn. Tức là bạn có thể truy xuất được những tài nguyên trong thư viện này từ chương trình của mình. Nếu bạn có một đoạn code và cần sử dụng nó trong nhiều chương trình, bạn có thể dùng #include để nạp đoạn code ấy vào chương trình của mình, thay vì phải chép đi chép lại đoạn code ấy.

Cú pháp

#include <[đường dẫn đến file chứa thư viện]>

Ví dụ

Giả sử bạn có thư mục cài đặt Arduino IDE tên là ArduinoIDE, thư viện của bạn có tên là EEPROM (được lưu ở \ArduinoIDE\libraries\EEPROM\)

Một đoạn code lưu ở file code.h nằm trong thư mục function của thư viện EEPROM thì được khai báo như sau:

#include <function/code.h>  //đường dẫn đầy đủ: \ArduinoIDE\libraries\EEPROM\function\code.h

 

Reference Tags: 
lên
8 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các bài viết cùng tác giả

highByte()

highByte() là hàm trả về một chuỗi 8 bit kề với 8 bit cuối cùng của một chuỗi các bit. Như vậy, nếu dữ liệu đưa vào một chuỗi 16bit thì highByte() sẽ trả về 8 bit đầu tiên, nếu dữ liệu đưa vào là một chuỗi 8bit hoặc nhỏ hơn, highByte() sẽ trả về giá trị 0. Một số nguyên bất kì cũng được xem như là một chuỗi các bit, vì bất kì số nguyên nào cũng có thể biểu diễn ở hệ nhị phân dưới dạng các bit "0" và "1".

lên
3 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

sq()

Giới thiệu

Hàm sq() được dùng để tính bình phường của một số bất kì, số này có thể thuộc bất kì kiểu dữ liệu biển diễn số nào. sq() trả về giá trị mà nó tính được với kiểu dữ liệu giống như kiểu dữ liệu của tham số ta đưa vào.

lên
2 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.