Cách dữ liệu được truyền đi trong sóng vô tuyến

Giới thiệu

Có 2 phương thức truyền dữ liệu bằng sóng vô tuyến, đó là AM và FM. Chắc hẳn, bạn đã từng nghe qua 2 khái niệm đó rồi phải không nào? Nếu không nhớ thì bạn hãy tìm ngay một chiếc radio và bật lên để cùng nghe những thông tin bổ ích từ các đài phát thanh qua sóng FM. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về 2 phương thức này, cái nào tốt hơn cái nào nhé.

Làm rõ một số khái niệm

Để hiểu rõ 2 phương thức truyền thông tin trong sóng AM và FM, chúng ta cần nắm bắt rõ 2 khái niệm sau:

  1. Biên độ (Amplitude): Nó chính là "độ cao" của một cột sóng. Biên độ càng lớn, cột sóng càng cao.
  2. Tần số (frequency): Theo định nghĩa dân giang là độ gần giữa các cột sóng. Tần số càng lớn, các cột sóng càng gần nhau.

Sóng có biên độ thấp / biên độ cao

Sóng có tần số cao

Sóng có tần số thấp

Sóng A.M

Sóng A.M là viết tắt của từ amplitude modulation - (điều chế hoặc thay đổi) biên độ. Điều đó có nghĩa là, các thông tin sẽ được truyền vào sóng bằng cách thay đổi biên độ của các cột sóng. Ví dụ, nếu chúng ta muốn gửi các thông tin đã được mã hóa thành các bit 0 hoặc 1, thì ta chỉ việc gửi một vệt sóng vô tuyến với 2 mức biên độ tương ứng (1 là HIGH, 0 là LOW).

Sóng F.M

Sóng F.M là viết tắt của từ frequency modulation - (điều chế hoặc thay đổi) tần số. Lúc này, biên độ sẽ không thay đổi nữa mà được giữ nguyên cố định ở một hằng số nhất định, cái thay đổi chính là tần số.

Điểm mạnh và yếu của từng loại sóng

  1. Sóng A.M:
    • Sóng AM có khả năng truyền đi rất xa (tùy theo cường độ máy phát)
    • Nhưng không xuyên tường tốt và khi không gian có các loại vật cản như mưa, âm thanh (tiếng ồn), sức cản không khí (nhiễu khí quyển) thì sẽ truyền không tốt.
  2. Sóng F.M:
    • Xuyên tường tốt, các tiếng ồn và việc nhiễu khí quyền sẽ không ảnh hưởng đến việc truyền sóng.
    • Không truyền xa được

Kết luận

Tùy vào vấn đề mà bạn gặp phải, bạn phải lựa chọn các loại sóng phù hợp. Bài viết này, mình chỉ mong muốn đưa ra rõ ràng 2 con đường trong việc truyền sóng để từ đó, bạn lựa chọn con đường phù hợp. Khi lựa chọn đường AM hoặc FM, bạn nên tìm kiếm thêm các thông tin về bộ phát / thu của loại đó để có thêm các thông tin chi tiết.

Chúc thành công!

lên
15 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Chuyên mục: 
Các dự án được truyền cảm hứng

Select any filter and click on Apply to see results

Các bài viết cùng tác giả

iNut platform là gì?

Nhắc tới dòng mạch iNut dùng để lập trình, cái đầu tiên mà người ta thường nói tới chính là dòng iNut Cảm biến – một trong các mạch cho việc lập trình IoT. Hiện dòng mạch này đã phát triển tới thế hệ thứ 2 (iNut Sensor R2). Bạn sẽ bắt đầu đến với nền tảng iNut Platform thông qua mạch này. Bạn có thể dùng firmware iNut cảm biến cũng được nhưng bạn nên dùng bo mạch iNut Sensor R2 vì nó rất gọn và tương thức với Arduino Uno và Arduino Mega.

lên
4 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Từ khóa: 

ESP8266 kết nối Internet - Phần 4: Kết nối Internet cho dự án không cần NAT Port, không cần mua server, không cần Blynk

Ở 3 phần trước, mình đã hướng dẫn các bạn toàn bộ kỹ thuật để xây dựng một chương trình webapp để điều khiển, đọc cảm biến, điều khiển thiết bị trong mạng LAN (wifi). Và, bây giờ là lúc các bạn đưa sản phẩm của mình ra ngoài Internet! Và với cách của mình sẽ giới thiệu tiếp đây, các bạn sẽ không cần phải NAT port, không cần phải mua server hàng tháng và hơn hết là không cần phải dùng Blynk. 

lên
34 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.