Cài đặt Windows 10 IOT Core trên Raspberry Pi 2

 

I. Giới thiệu

Các bạn đã từng dùng Raspberry Pi để làm các dự án IOT thì ắt hẳn đã từng dùng hệ điều hành Raspbian, đúng không nào? Tuy nhiên, để chinh phục được nó, yêu cầu người lập trình phải biết nhiều về hiệu điều hành nếu muốn đi sâu. Nhưng rất may mắn, vì hệ điều hành raspbian này được xây dựng từ debian với việc gọt bớt các kernel không cần thiết, nên tài liệu về nó có rất nhiều trên google. Ở Việt Nam mình, Raspberry Pi đã không còn mới nữa, và cả hệ điều hành Raspbian cũng vậy. Tuy nhiên, đầu năm 2015, Microsoft đã chính thức ra mắt hệ điều hành Windows 10 IOT và có thể chạy được trên Raspberry Pi 2. Các bạn có muốn trải nghiệm không?

II. Mục tiêu

Qua bài viết này, bạn sẽ biết mình cần những gì để chạy được hệ điều hành Windows 10 IOT trên Raspberry Pi2 và cách bài đặt nó. Ngoài ra là một số hình ảnh và ví dụ mẫu.

III. Phần cứng

Ngoài ra, nếu bạn mới tập chơi hoặc thích chơi đa phương tiện thì dùng mình gợi ý nên chuẩn bị thêm một số phần cứng sau:

IV. Cài đặt phần mềm lập trình trên máy tính

1. Cài đặt hệ điều hành Windows 10 trên máy tính

​Máy tính của bạn cần phải chạy Windows 10 (version 10.0.10240 hoặc mới hơn) thì mới chơi được nhé. Chỉ cần bản Home là đủ òi, nếu bạn đang dùng hệ điều hành < 10 thì hãy nâng cấp lên đi nhé, hướng dẫn nâng cấp tại đây. Còn nếu bạn đã cài Windows 10 và muốn kiểm tra phiên bản hệ điều hành của mình thì nhấn nút Windows và gõ từ khóa này nhé.

winver

2. Cài đặt Visual Studio 2015 Community

Để lập trình cho Windows 10 Core IOT thì bạn dùng ngôn ngữ C# và lập trình bằng visual studio 2015 community. Vì bản 2015 community là miễn phí nên các bạn không cần phải kiếm thuốc đâu nha cool. Các bạn hãy tải về bản cài đặt online và cài đặt cho dễ nhé. Theo kinh nghiệm của mình, nếu cài bản offline sẽ bị một số vấn đề khá là "mệt" đấy. Bản cài đặt online các bạn có thể tải về tại đây.

Lưu ý: nếu bạn tải một bản visual studio 2015 khác ví dụ như bản professional hay enterprise thì nhớ chọn cách cài đặt là Custom và chọn các tùy chỉnh sau nhé: Universal Windows App Development Tools -> Tools and Windows SDK.

3. Bật chế độ Developer Mode

Khi dùng Windows 10 để lập trình cho các thiết bị khác, ta không cần phải xin giấy phép như ở Windows 8.1 nữa. Yay!

Để bật chế độ này, các bạn theo các bước sau:

Vào Start, Chọn Settings và sau đó chọn Update & security

Chọn tab For developers và click chọn Developer mode

Như vậy là bạn đã bật thành công chế độ Developer mode trên máy tính của mình.

V. Cài Windows 10 IOT Core

1. Cài đặt Windows 10 IOT Core Tools

Các bạn tải về tại đây.

Sau đó, bạn nhấn đúp chuột vao file iso vừa được tải về. Nó sẽ được tự động mount vào ổ đĩa. Đây là một chức năng mới của Windows 10.

Sau đó, bạn cạy file Windows_10_IoT_Core_RPi2.msi để tiến hành cài đặt. Khi cài đặt xong, chúng ta sẽ được file flash.ffu tại C:\Program Files (x86)\Microsoft IoT\FFU\RaspberryPi2

2. Cài đặt lên thẻ nhớ

Đầu tiên, bản bỏ thẻ micro SD vào đầu đọc thẻ SD và gắn vào máy tính.

Nhấn nút Windows trên bàn phím và gõ từ khóa

WindowsIoTImageHelper

để bật chương trình ghi hệ điều hành Windows 10 IOT Core

Sau đó bạn chọn thẻ SD mà bạn muốn cài đặt và chọn đường dẫn đến file ffu. Thế là xong!

Sau đó, bạn nhấn Flash. Đợi khoản từ 5 phút là xong, lúc đó, bạn nhớ gỡ thẻ nhớ một cách an toàn và gắn vào Raspberry Pi 2 nhé.

3. Thử boot

  1. Gắn thẻ micro SD
  2. Gắn dây LAN (có cũng được, không có cũng được)
  3. Gắn dây HDMI (nên có)
  4. Gắn nguồn (micro USB)

4. Quá trình khởi động Windows 10 IOT Core

Khi khởi động Windows 10 IOT Core, nó sẽ hiện ra logo windows. Sau đó, sẽ chuyển thành màn hình đen vài chục giây, không sao đâu, nó đang khởi động thôi mà hehe. Một khi Windows IOT Core 10 đã được khởi động thành công thì nó sẽ mở chương trình DefaultApp. Ở chương trình này, bạn có thể xem tổng quan các thiết bị đã kết nối, IP,...

VI. Kết luận

Yeah, bạn đã chuẩn bị đầy đủ đồ nghề để chơi với Raspberry Pi 2 với hệ điều hành Windows 10 IOT Core rồi á.

lên
8 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Chuyên mục: 
Các dự án được truyền cảm hứng

Bộ điều khiển PID - ứng dụng phần 2 - xe dò line dùng thuật toán PID

Tiép nối bài viết về xe dò line cảm ơn Đỗ Hữu Toàn đã viết hộ mình phần 4. hôm nay mình sẽ làm cho chiếc xe dò line đi mượt và có hồn hơn 

lên
34 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các bài viết cùng tác giả

Nhà sáng tạo trẻ với Intel Galileo, bạn có dám thử thách mình với Intel Galileo

Là một người có sở thích tìm hiểu về mạch điện tử và mong muốn tự động hóa cuộc sống, ắc hẳn bạn đã từng nghe nói về những board mạch nhúng vi điều khiển như Intel Galileo, hay Raspberry Pi. Vào thời điểm hiện tại, Intel Galileo chỉ mới được ra đời được hơn 2 năm, nên các tài liệu và dự án liên quan đến board mạch này còn chưa nhiều như Raspberry Pi được. Đồng thời, các bạn học sinh và sinh viên Việt Nam đã được tự tay vọc board mạch Intel Galileo ở những cuộc thi mang tầm Quốc gia. Như vậy, với chính sách phát triển và đưa board mạch Intel Galileo vào việc tìm hiểu và nghiên cứu trong cộng trẻ Việt Nam, đây là một cơ hội rất tốt để những mầm xanh của đất nước được khám phá và tiếp cận việc thực hành những gì mình học một các thú vị.

lên
4 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.