Giả lập Arduino trên mây miễn phí - Tự học Arduino mà không cần có đầy đủ thiết bị

I. Giới thiệu

Từ lâu, chúng ta đã được biết đến phần mềm Proteus với khả năng giả lập các thiết bị phần cứng chuyên nghiệp được dùng trong mọi lĩnh vực của ngành điện tử. Tuy nhiên, ai cũng biết rằng, chúng ta đang vi phạm quyền sở hữu trí tuệ một cách có hệ thống khi dùng bản proteus đã được uống thuốc. Trước tình hình đó, cùng với xu hướng ảo hóa và lên mây. Autodesk đã cho ra đời dịch vụ miễn phí 123d.circuits.io để chúng ta có thể giả lập được mạch Arduino cùng với rất nhiều module cảm biến và linh kiện điện tử. Bạn có sẵn sàng đổi mới và thử chưa?

II. Giới thiệu về 123d.circuits.io

Khác với Proteus với độ bao phủ gần như toàn bộ các linh kiện điện tử, 123d.circuits.io là một dịch vụ mới được ra đời nhằm hướng đến đối tượng nghiên cứu chuyên sâu về Arduino hoăc có ý định nghiên cứu Arudino mà chưa có sẵn một mạch Arduino. Qua quá trình thử nghiệm dịch vụ này, mình thấy rất ổn, vì ở mức tài khoản miễn phí, mình có thể thử được hầu hết các loại IC hiện có trên thị trường và các linh kiện điện tử cơ bản. Ngoài ra, bạn hoàn toàn có thể thử rất nhiều code trên arduino.vn với dịch vụ này.

Tuy nhiên, nó cũng tồn tại những khuyết điểm như không thể đi dây "vuông góc" mà chỉ có thể kéo từ điểm này đến điểm kia, nếu muốn đi dây vuông góc, các bạn phải vẽ cực kì cẩn thận, không như fritzing. Nhưng với mình, nó rất tiện lợi, vì nhiều lúc viết bài hướng dẫn mà không có đồ thì nó là một trợ thủ đắc lực devil!

Nhưng, mình vẫn khuyên các bạn, giả lập Arduino không bao giờ bằng "chơi" Arduino thật sự, hãy mua một bộ và về lắp ghép ra những dự án thực sự nhé blush.

III. Đăng ký một tài khoản

Để đăng ký một tài khoản, các bạn truy cập vào địa chỉ https://123d.circuits.io/ và nhấn vào nút Sign up như hình dưới.

Tiếp theo là nhập năm sinh với địa chỉ quốc gia. Mình nhập tượng trưng thôi nhé heart.

Sau đó chọn cách đăng ký bằng Facebook cho nhanh là xong heart.

IV. Tạo một sketch đầu tiên

Ta click vào nút New ở góc trái màn hình

Và chọn New Electronics Lab

Tiếp theo là phần mong chờ đây, chỉ việc kéo và thả sau đó nối dây theo hướng dẫn ở bài viết Bài 05: Thay đổi độ sáng của đèn, hay làm mờ nó, có khó không? là bạn đã có một mô phỏng khá là đẹp mắt rồi.

Nhấn vào + Components để hiện bảng chọn linh kiện / module / IC

Gõ từ khóa là ra, sau đó kéo thả các thành phần khác trong mạch là ok như thế này.

Chúng ta không thể làm cho dây nó vuông góc được vì vậy cần ghi chú kĩ hoặc đi nhiều dây cho nó vuông góc nhé :D

Chọn Code Editor rồi chọn board rồi dán code rồi Upload & Run. Cái này giả lập được nhiều mạch Arduino cùng lúc luôn đó nhé.

Kết quả demo

V. Kết luận

Các bạn hãy khám phá thêm nhé. Thật tuyệt vời phải không nào, từ nay không cần lo canh cánh vụ bản quyền, lại trực quan đẹp và miễn phí nữa. Chúc các bạn thành công với mạch Arduino heart!

lên
45 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Ứng dụng trên mây

Các bạn nghiên cứu mà không có đồ học tập hoặc chưa kịp sắm có thể thử dùng các dịch vụ giả lập miễn phí này!

Các dự án được truyền cảm hứng

Select any filter and click on Apply to see results

Các bài viết cùng tác giả

"Độ hoàn toàn" một cổng Terminal RS-232 mà không sử dụng jack 3.5mm

Ở Việt Nam, việc một bạn học sinh mua một mạch Intel Galileo khá là khó. Trong đó, khó nhất là tiền để mua một mạch Intel Galileo, tuy nhiên, khi mua được mạch về, việc bạn có sử dụng hết chức năng của Intel Galileo hay không là một việc khác. Cái hay nhất, theo tớ nghĩ trên Intel Galileo, mà Arduino không có và bạn khó tiếp cận nhất đó là hệ điều hành Linux. Thực sự thì có nhiều cách để vào Linux của Intel Galileo. Tuy nhiên, nếu bạn muốn cài một hệ điều hành xịn như Debian để biến Intel Galileo trở thành một "máy tính" siêu "xịn" thì bạn buộc phải dùng tới cổng RS - 232. Nếu ở các trung tâm công nghệ lớn thì bạn có thể dễ dàng tìm mua các cổng "RS-232 to DB9" để dễ dàng làm theo các bài hướng dẫn trước. Tuy nhiên, không phải ai cũng may mắn như vậy, trong bài viết này, chúng ta sẽ tiếp cận với một cách khác mà tớ đã sử dụng để giải quyết bài toán không có cáp "RS-232 to DB9".

lên
4 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

In một chuỗi với nội dung được quy định sẵn trong Arduino (Formatted String)

Trong các bài trước, chúng ta đã tìm hiểu khá nhiều về chuỗi trong Arduino, nào là cách lưu chuỗi vào bộ nhớ flash, hay cách mà Arduino lưu trữ các biến. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về cách in chuỗi theo một định dạng tự định nghĩa.

lên
6 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.