Nạp file .hex cho chip AVR - USBISP - Hướng đẫn cụ thể với 2 dòng ATTiny13 và ATmega8

Đôi khi chúng ta có file nạp cho chip .hex, hoặc các bạn làm xong một dự án trên board Arduino, các bạn không cần bootloader (nhất là chíp Atmega8), và các bạn muốn phát triển trên một bảng mạch riêng thì lúc đó ta sẻ nạp trực tiếp file .hex cho chip, và hôm nay mình sẻ hướng dẩn các bạn nào chưa biết một cách nạp file .hex (firmware) đơn giản và an toàn. Có rất nhiều cách nạp firmware các bạn có thể tìm hiểu trên Internet.

1. Chuẩn Bị

  • Firmware tức file có đuôi .hex
  • Mạch nạp AVR (có rất nhiều mạch ở đây mình dùng mạch  89/AVR USBasp/USBisp).
  • Chip cần nạp (chip này cần có giao tiếp SPI). Ở đây mình Attiny13 làm ví dụ.
  • Phần mềm ProgISP (mirror)

2. Kết nối 

Các bạn nhìn trên thân USBasp có sơ đồ chân 

và xem data trên chip cần nạp ở đây mình lấy Attiny13 làm ví dụ

các bạn kết nối các chân VCC,GND, MISO, MOSI, SCK, RST giửa mạch nạp và chíp, cẩn thận chân VCC và GND kẻo mua chip mới. devil

3. Bắt đầu

Bước 1: Chạy chương trình nạp Progisp

[​IMG]

Bước 2

2.1: Chương trình nhận mạch nạp USBISP.

2.2: Chọn loại chip.

[​IMG]

Bước 3: Các thông số quan trọng khi nạp chương trình

(Thông số quan trọng chương trình sẽ tự động Tích (V) khi bạn chọn chip tương ứng , bạn không cần thay đổi gì cả (Bên dưới là giải thích) )

[​IMG]

Bước 4: Xóa chip (xóa chương trình cũ có trong chip)

[​IMG]

Bước 5: Nạp chương trình FLASH

5.1: Click Load Flash

5.2: Tìm file hex trong chương trình của bạn

5.3: Open thôi

[​IMG]

Bước 7 : Nạp chương trình Eeprom (Nếu có)

7.1:Click Load Eeprom

7.2:Tìm file .eep trong chương trình của bạn

73:Open thôi

[​IMG]

Bước 8 Load chương trình.

Click Autođể load chương trình bạn vừa chọn.

[​IMG]

Bước 9:Hoàn thành

Khi có dòng chữ: Erase, Write Flash, Verify Flash, Verify Eeprom, Successfully done tức là bạn đã nạp xong chương trình.

[​IMG]

CHÚ Ý

Khi các bạn Click vào button ... thì sẻ đưa đến bảng cấu hình tần số hoạt động của chíp (fuse bit)

Các bạn nên cẩn thận vì nếu cấu hình sai thì chíp sẻ khó cứu.

Sau đây là cách fuse bit cho chip Atmega8

1. Defaut

Trở về cấu hình ban đầu.

[​IMG]

2. Read

Đọc tần số Thạch Anh từ chip vào chương trình.

[​IMG]

3. WTDON

WTDON luôn để là 1 khi cấu hình "Fuse And Lock Config" cho ATmega8.

(WTDON =1 : Chống Reset chip )

[​IMG]

4. Cấu hình Thạch Anh

(Trong code của bạn sử dụng tần số Thạch Anh nào thì bạn phải cấu hình đúng như vậy )

4.1. CKSEL0=1

Sử dụng Thạch Anh 1 MHz 

[​IMG]

4.2. CKSEL1=1

Sử dụng thạch anh 2Mhz

[​IMG]

4.2. CKSEL0=1 và CKSEL1=1

Sử dụng thạch anh 4Mhz

[​IMG]

4.3. CKSEL2=1

Sử dụng thạch anh 8MHz

[​IMG]

4.4. CKSEL0=CKSEL1=CKSEL2=CKSEL3=1

Sử dụng Thạch Anh ngoài

[​IMG]

5. Write

Cấu hình tần số Thạch Anh từ chương trình vào chip.( ở đây lấy ví dụ là 1MHz nội)

[​IMG]

Trong bài viết mình có copy hình ảnh từ diển đàn Vi Điều Khiển MCU.

Chúc các bạn thành công!

lên
12 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các dự án được truyền cảm hứng

Select any filter and click on Apply to see results

Các bài viết cùng tác giả

Attiny13 học lệnh từ remote, điều khiển on/off 3 kênh

Có bao giờ bạn có tự hỏi như mình: liệu có thể làm một thiết bị remote từ xa sử dụng điều khiển TV hay không? Với bài viết Infrared remote control (điều khiển bằng hồng ngoại) với Arduino của bạn NTP_PRO, mình đã làm được điều đó. Nhưng thực sự Arduino UNO quá đắt để làm được việc này! Vì vậy, mình dùng một dòng chip khác là ATtiny13. Và hôm nay, mình sẽ hướng dẫn các bạn làm nên mạch này!

lên
10 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Kiểm tra sức khỏe acquy 12V với Attiny13

Hôm nay, mình sẽ chia sẻ cho các bạn cách để làm một mạch kiểm tra tình trạng acquy với Attiny13. Mình đã làm sẵn mạch in, các bạn có thể dùng nó để làm ra mạch kiểm tra acquy 12V chuyên nghiệp!

lên
12 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.