Tạo một module rơ-le, module triac cho các dự án dùng mạch điện dân dụng

I. GIỚI THIỆU

Các dự án thí nghiệm thông thường ta đọc trên diễn đàn thường là các dự án thử nghiệm với led, nhưng nếu các dự án lớn, yêu cầu áp dụng thực vào đời sống thì led không làm được điều đó.

Bài viết này sẽ giới thiệu tới các bạn cách tạo module rơ-le, module triac chạy ổn định, cấu tạo đơn giản mà ai cũng có thể làm được. Sau đây mình sẽ giới thiệu về 2 loại module này nhé.

1. MODULE RƠ-LE( RELAY)

Module rơ-le là module sử dụng rơ-le để đóng-cắt thiết bị điện, khi đóng cắt thì thường nghe thấy tiếng kêu "tạch" do các tiếp điểm chạm vào nhau. Cấu tạo rơ-le dựa trên nguyên lí nam châm điện, khi có dòng điện đi qua thì tiếp điểm động được hút tới tiếp điểm tĩnh thứ hai, nếu không có điện thì nó lại đẩy lại tiếp điểm tĩnh thứ nhất, cấu tạo rơ-le có thể khác nhau giữa các loại rơ-le dùng hiệu điện thế khác nhau, các bạn có thể tra Gu-gờ để biết thêm về cấu tạo nhé. ở bài viết này mình dùng cách mắc đai-ling-tơn để cho dòng điện đi qua nam châm của rơ-le nhé. Với các dự án có công suất cao thì không nên sử dụng module này vì sẽ có hiện tượng hồ quang điện( các cực sẽ bị dính lại=> vẫn có dòng điện đi qua dù ta không cho dòng điện đi qua nam châm điện bên trong của rơ-le.)

2. MODULE BỘ GHÉP QUANG-TRIAC

Module bộ ghép quang-triac là module sử dụng triac để dẫn dòng điện dân dụng đi qua. Đặc điểm của module này là khi đóng-cắt thì không gây ra tiếng kêu, có thể cho dòng điện công suất cao đi qua mà không lo hồ quang điện như ở module rơ-le nhưng giá thành làm lại cao hơn module rơ-le.

II. CHUẨN BỊ

1. VỚI MODULE RƠ-LE(LOẠI 1 KÊNH)

2. VỚI MODULE BỘ GHÉP QUANG - TRIAC

  • TRANSISTOR C8050
  • CÁC ĐIỆN TRỞ: R1 = 1K, R2 = R3 = 220 và R4 = 1k ( loại công suất 1W).
  • BỘ GHÉP QUANG-TRIAC : MOC 3081 ; có Umax = 800 V và Imax = 4,0 A.
  • DIAC : DB3 DO35 ; có Umax = 36 V và Imax = 2 A.
  • C: TỤ ĐIỆN CBB 474J ; có C = 0,47 mF và Umax = 400 V.
  • TRIAC CÔNG SUẤT : BTA16-600B ; có Umax = 600 V và Imax = 16 A.
  • NGUỒN NUÔI : E = 5 V.
  • TẢN NHIỆT (lắp vào triac công suất)

III. TIẾN HÀNH

1. MODULE RƠ-LE

Các bạn lắp theo sơ đồ trên nhé, nếu các bạn không muốn có led thông báo thì bỏ phần R4 và led báo đi là được. Nếu không có nhiều trở thì có thể lấy các trở có gí trị gần giống được.

Cách dùng: Các bạn cấp nguồn 5v 1 chiều cho mạch vào các chân VCC(+) và GND(-). Chân digital của arduino các bạn nối với R1 nhé, nếu chân digital chạy trạng thái HIGH thì thiết bị điện sẽ chạy, nếu trạng thái LOW thì không chạy.

2. MODULE BỘ GHÉP QUANG - TRIAC

Ttrong "Bộ ghép quang-triac" các bạn chú ý các chân nhé, bên trong hình vuông kia chỉ là cấu tạo trong của nó thôi nên các bạn đừng quan tâm.

Cách dùng tương tự như module rơ-le nhé.

IV. KẾT LUẬN

Với các thiết bị điện tử như trên thì các bạn hoàn toàn có thể tự làm cho mình một module rẻ mà hiệu quả và có thể dùng cho các dự án thực tiễn chạy điện dân dụng rồi.

Chúc các bạn thành công.

Có thắc mắc các bạn cứ bình luận bên dưới nhé.

Mình có một dự án khá hay mà mình vừa hoàn thiện, nếu có thời gian bạn có thể tham khảo qua video dưới​ đây

lên
37 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Chuyên mục: 
Các dự án được truyền cảm hứng

Select any filter and click on Apply to see results

Các bài viết cùng tác giả

Giới thiệu ethernet shield - ứng dụng điều khiển thiết bị ở mọi nơi trên thế giới khi có internet

Ethernet shield là một mạch mở rộng cho arduino, giúp arduino có thể kết nối với thế giới internet rộng lớn. Ứng dụng của shield này là truyền nhận thông tin giữa arduino với thiết bị bên ngoài sử dụng internet, shield này đặc biệt hữu ích cho các ứng dụng IoT, điều khiển và kiểm soát hệ thống vì internet luôn liên tục, dữ liệu truyền đi nhanh, khoảng cách là vô tận( trong Trái Đất thôi, với phải có mạng nữa) ăn đứt sóng RF , rẻ hơn với cách truyền từ xa bằng tin nhắn. Hôm nay mình sẽ hướng dẫn mọi người cách sử dụng nó để điều khiển thiết bị bằng đường truyền internet. 

lên
59 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Lỗi phổ thông khi dùng LCD I2C và lưu ý cách sử dụng với thư viện LCD I2C

Như các bạn đã biết, LCD phổ thông khi giao tiếp "chay" với Arduino thì tốn rất nhiều chân(như bài Này), để khắc phục tình trạng đó mà mô đun I2C ra đời, giao tiếp với Arduino với LCD chỉ còn 2 chân, nhưng khi dùng với I2C các bạn thường bị lỗi (các bạn bị lỗi thường do theo dõi bài Này). Nguyên văn bài đó thì "0x27 là địa chỉ màn hình trong bus I2C. Phần này chúng ta không cần phải quá bận tâm vì hầu hết màn hình (20x4,...) đều như thế này!"

lên
34 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Từ khóa: