[Truyền thông] Phát động cuộc thi "Oraichain Hackathon" 2022 - Săn tiền thưởng 100 triệu đồng

    Hiện nay với xu thế phát triển của cách mạng công nghiệp 4.0, AI và Blockchain đang ngày càng được quan tâm, phát triển. Các cuộc thi về AI thì đã có nhiều, còn các cuộc thi về Blockchain thì vẫn còn khá ít và hạn chế. Trước sự quan tâm của các bạn trẻ đam mê công nghệ tại Việt Nam về Blockchain, chiều ngày 19/4/2022, tại Hà Nội, Trung tâm Phát triển khoa học, công nghệ và tài năng trẻ (Trung ương Đoàn) đã phối hợp với các đơn vị chính thức khởi động cuộc thi lập trình Orachain Hackathon năm 2022.

    Đây là lần đầu tiên sân chơi Oraichain Hackathon được tổ chức dành cho đối tượng đoàn viên, sinh viên, thanh niên trên cả nước đam mê lập trình và có ý tưởng ứng dụng công nghệ chuỗi khối (blockchain), nhằm thúc đẩy phong trào sáng tao, ứng dụng, phát triển các thành tựu khoa học, công nghệ mới này trong cộng đồng lập trình Việt Nam.

Đối tượng dự thi:

    Thi theo đội, tối đa 04 thành viên mỗi đội. Thành viên đội thi là công dân Việt Nam không quá 35 tuổi, đam mê lập trình và có ý tưởng ứng dụng công nghệ blockchain.

    Các đội thi có thể mời người hướng dẫn. Người hướng dẫn là công dân Việt Nam, không giới hạn độ tuổi. Trong trường hợp đội thi có người hướng dẫn, tổng số thành viên đội thi và người hướng dẫn không quá 4 người, số người hướng dẫn không lớn hơn số thành viên đội thi.

Nội dung cuộc thi:

    Tham gia cuộc thi, các đội thi sẽ phát triển ứng dụng phi tập trung (dApps) trên chuỗi khối Oraichain, sử dụng mô đun CosmWasm và hệ sinh thái Oraichain.

    Oraichain là nền tảng blockchain đi tiên phong trong việc cung cấp cơ sở hạ tầng an toàn và bảo mật cho các ứng dụng phi tập trung (dApps) thông qua việc tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) vào hợp đồng thông minh (smart contracts). Hướng tới mục tiêu phát triển cộng đồng lập trình viên trong lĩnh vực blockchain nói chung và cộng đồng CosmWasm nói riêng tại Việt Nam.

    Sau vòng đăng ký và nộp dự án, sẽ có tối đa 8 dự án xuất sắc nhất được lựa chọn bước vào tranh tài tại vòng chung kết được tổ chức vào tháng 6-2022. Tại vòng thi này, mỗi đội thi sẽ có 24 giờ làm việc trong không gian của ban tổ chức bố trí để đưa ra một sản phẩm mang tính hoàn thiện và trình bày trước hội đồng ban giám khảo.

Cơ cấu giải thưởng:

  • 1 giải nhất trị giá 100 triệu đồng, cúp vô địch và chứng nhận của ban tổ chức.
  • 1 giải nhì trị giá 60 triệu đồng và chứng nhận của ban tổ chức.
  • 1 giải ba trị giá 40 triệu đồng và chứng nhận của ban tổ chức.
  • Ngoài ra, trao 2 giải khuyến khích trị giá 10 triệu đồng/giải và 1 giải sản phẩm yêu thích thông qua bình chọn trực tuyến trị giá 10 triệu đồng/giải.

Nếu bạn có đam mê, mong muốn lập trình ra những dự án blockchain thì còn chần chừ gì nữa, hãy nhanh chân lập đội và đăng ký cuộc thi để săn về những giải thưởng cực kỳ hấp dẫn đi nào!!!

Chi tiết cuộc thi và nơi đăng ký: https://hackathon.orai.io/

lên
9 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Chuyên mục: 
Các dự án được truyền cảm hứng

Select any filter and click on Apply to see results

Các bài viết cùng tác giả

[Khám phá thế giới IoT với bSmart] Bài 0 - Giới thiệu, giải thích, thư viện, hỗ trợ,....

   Xin chào các bạn, xu hướng vạn vật kết nối (Internet of Thing) đang đến gõ cửa từng nhà và chứng tỏ sức ảnh hưởng. Việc đón đầu xu hướng IoT là một điều tất yếu dành cho các nhà phát triển như chúng ta khi thế giới đang tiến nhanh trong cuộc cách mạng 4.0. Để đồng hành và giúp đỡ mọi người làm quen, bước đi trên con đường tiến vào thế giới IoT ấy, mình xin được giới thiệu đến các bạn chuỗi bài viết "Khám phá thế giới IoT cùng bSmart". Hi vọng qua chuỗi bài viết này, mình sẽ giúp đỡ được nhiều bạn trẻ hơn có cùng đam mê công nghệ có thể bước đầu nắm vững và tự sáng tạo cho riêng mình một dự án IoT thật độc đáo.

lên
4 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Lập trình Arduino không cần viết code - Phần 3: Chuyển đổi công nghệ, công nghệ khác tốt hơn

Đây là phần 3 của chuỗi bài "Lập trình Arduino không cần viết code".

Xem lại phần 2 tại đây.

Sau vài lần sử dụng phần mềm miniBloq, mình cảm thấy nó còn khá nhiều điểm yếu như có ít đối tượng lệnh nên còn một vài lệnh phải gõ tay hay câu lệnh không thống nhất với Arduino IDE (như trong arduino, lệnh digitalWrite() còn trong miniBloq thì là DigitalWrite),.. Nên mình đã lao đầu lên mạng tìm xem còn phần mềm nào khác tương tự không và mình đã tìm thấy một phần mềm hay hơn nhiều. Đó là mBlock. Và đã đến lúc chúng ta chuyển đổi công nghệ.

lên
47 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.