SERIAL_INPUT_SERIAL_COMMAND_ARGUMENT

Gợi ý ngắn: 
Sử dụng thư viện Serial và Serial Command để tiến hành làm
Cấp độ: 

Xây dựng 2 hàm LED và FADE.

  • Baudrate: 9600
  • LED
    • điều khiển sáng tắt của LED 13
    • có 1 tham số:
      • status: boolean
    • Kịch bản chính
      • status = 1 hoặc status = TRUE (không phân biệt hoa thường) ==> Đèn LED sáng.
      • status = 0 hoặc status = FALSE (không phân biệt hoa thường) ==> Đèn LED tắt.
    • Kịch bản phụ:
      • Truyền nhiều hơn 1 tham số: không ảnh hưởng
      • Không truyền tham số: LED 13 đảo trạng thái (ví dụ, đang tắt thì bật đèn và ngược lại khi người dùng gõ lệnh LED)
  • FADE
    • Điều chỉnh độ sáng của đèn LED theo tham số.
    • Có 2 tham số:
      • ledPin: các chân LED thuộc tập hợp (3, 5, 6, 9, 10, 11) = (tập hợp các chân PWM).
      • amount: byte [0 - 255].
    • Ràng buộc dữ liệu:
      • amount: luôn nằm trong đoạn [0-255], nếu amount không thuộc đoạn này thì bạn cứ việc chỉnh sửa theo ý bạn, thoải mái.
    • Kịch bản chính:
      • Điều chỉnh độ sáng bằng hàm analogWrite với các chân LED thuộc tập hợp trên với gí trị là amount.
    • Kịch bản phụ:
      • Nếu người không truyền tham số:
        • Toàn bộ LED trong tập hợp trên sẽ bị tắt.
        • Báo ra Serial Monitor nội dung: "Vo hieu hoa hieu ung Fade".
      • Nếu người dùng truyền 1 tham số là ledPin:
        • Nếu ledPin thuộc đoạn trên
          • LED tại vị trí ledPin sẽ bị tắt.
        • Còn lại:
          • In ra Serial Monitor nội dung: "Khong tim thấy LED"
      • Nếu người dùng truyền 3 tham số trở lên:
        • Báo ra serial monitor: "Cau truc lenh FADE khong hop le. Moi nhap lai".

Tài liệu tham khảo

ĐỆ TRÌNH BÀI GIẢI NGAY

Điểm: 
10
Các bài viết cùng tác giả

Arduino Leonardo là gì ?

Chúng ta đã quá quen thuộc với các board mạch Arduino "truyền thống" như Arduino Uno R3, Nano hay phiên bản tối giản là Arduino Pro Mini. Nếu là một người tinh ý, các bạn sẽ dễ dàng nhận thấy board Arduino Leonardo có kích thước giốn với Arduino, pinout cũng tương tự luôn. Thật vậy, với một người yêu thích Arduino, bạn sẽ có một thắc mắc: Tại sao người ta lại làm ra mạch Arduino Leonardo, trong khi nó "khá giống" với Arduino Uno R3, chứ không muốn nói là giống "hệt", liệu nhà phát triển Arduino quá "rãnh"? Vâng, qua bài viết này, bạn sẽ hiểu được vì sao Arduino Leonardo lại ra đời, khi nào nên dùng nó, khi nào không và các thông số kĩ thuật cơ bản.

lên
10 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Vietnam Maker Contest with Intel Galileo lần 2 năm 2016 - VMIG2016 - Cuộc thi sáng tạo với Edision dành cho Sinh viên Việt Nam

Hôm nay là một ngày vui, 30/5/2016. Vì chỉ còn 1 ngày nữa (31/5/2016), cuộc thi Sáng tạo với Intel Edison lần 2 dành cho sinh viên sẽ được chính sức khởi động. Giải thưởng của cuộc thi rất lớn trên 15 triệu đồng, đồng thời chúng ta được hỗ trợ mạch Intel Edison và 02 triệu động để làm dự án nữa,... còn chần chừ gì mà không tìm hiểu ngay.

lên
12 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.