Thái gửi vào
- 60435 lượt xem
Bài viết này tiếp tục với dự án Làm xe dò line với module tự làm. Phần 1 - Tại sao không ?. Mình sẽ hướng dẫn các bạn làm module dò line hồng ngoại. Đơn giản tự làm
với một mục đích đơn giản làm làm xe dò line. Chúng ta thu lại bao nhiêu kiến thức từ những module tự tay làm. Hiểu được cách thức hoạt động của chúng và biết thêm những loại linh kiện !
TẠI SAO KHÔNG ?
Chuẩn bị vật liệu
Về mặt nguyên lý của mạch thì các bạn có thể xem lại ở phần 1 nha !
Đầu tiên mình làm đẻ hiểu nguyên lý trước, đó là cách mình tiếp cận đến các mạch. Lúc đã hiểu rõ cách thức hoạt động sơ đồ mình chuyển sang làm mạch in. Để tiện cho sử dụng cũng như nâng độ chính xác và thẩm mĩ hơn cho mạch
Chuẩn bị vật liệu để nắm bắt nguyên lý
- Test board " để gắn các linh kiện rồi hàn "
- Oppam lm358P
- Biến trở tam giác
- Điện trở
- Led hồng ngoại
- Led thu hồng ngoại
Trước hết chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về linh kiện OpAmp
OpAmp là gì?
OpAmp là viết tắt của Operational Amplifier, là một mạch điện tử có chức năng khuyếch đại tín hiệu (Tín hiệu ở đây được hiểu chung là tín hiệu điện bao gồm cả dòng điện và điện áp). OpAmp không nhất thiết phải là một IC (Integrated circuit – mạch tích hợp) nhưng hiện nay OpAmp IC được phổ cập rất rộng rãi và dễ dàng mua được nên ở đây chỉ nói về OpAmp IC
Về môm na là các bạn có thể dùng ic này để so sánh 2 giá trị giống như giá trị analog để đưa ra mức logic. Chân Vuot sẽ nối với ARDUINO chúng ta sẽ bàn tiếp về lập trình ở bài sau.
Bình thường OpAmp thường bao gồm:
- 2 pin nối với nguồn ( nếu nhìn vào datasheet sẽ được ghi là V+ và V- hoặc là VCC và VEE)
- 2 pin cho Input (bao gồm một đầu âm và một đầu dương và thường được ghi trong datasheet với chữ Vin+ và Vin- )
- Cuối cùng là Output pin để đưa tín hiệu đã xử lý ra. (thường được kí hiệu là Vout hoặc là Vo)
Chú ý:
Trong các sách và ở trong hướng dẫn này cũng vậy, nguồn Vin + và Vin- dung cho OpAmp sẽ được lược bỏ nhưng khi dùng trong thực tế bạn phải tra datasheet và làm mắc đầy đủ nguồn thì OpAmp mới hoạt động. Thêm vào đó , khi vẽ mạch nguyên lý thì chữ Vout và In+ và In- ở tín hiệu vào cũng sẽ bị lược bỏ.(chỉ để lại kí hiệu +/-)
Các loại OpAmp trên thực tế :
- Loại 8 pins- 2 OpAmp ở trong, 2 pins cho nguồn.
- Loại 8 pins- 1 OpAmp ở trong, 2 pins cho nguồn, còn lại là để tinh chỉnh tín hiệu
- Loại 14pins- có 4 OpAmp ở trong , 2 pins cho nguồn.
Giải thích nguyên lý và sơ đồ mạch !
Nguyên lý của cảm biến này như sau: mắt phát hồng ngoại sẽ phát ra sóng ánh sáng có bước sóng hồng ngoại, ở mắt thu bình thường thì có nội trở rất lớn (khoảng vài trăm kilo ôm ) , khi mắt thu bị tia hồng ngoại chiếu vào thì nội trở của nó giảm xuống (khoảng vài chục ôm). Lợi dụng nguyên lý này người ta chế tạo ra các cảm biến IR. Giống với quang trở nên chắc chắn các bạn dễ hình dung nguyên lí của nó. Khi có vật cản phía trước led hồng ngoại sẽ chiếu vào vật ánh sáng hồng ngoại "mắt thường không nhìn được" nếu như trong khoảng cách đủ gần để cường độ ánh sáng này bức xạ tới led thu làm tha đổi giá trị nội trở của nó trùng với giá trị điều trỉnh của biến trở thì opam sẽ cho chúng ta giá trị logic là 1 hay 0 nếu ngược lại. Hình dưới đây là sơ đồ nguyên lý của mạch
Chú ý:
R1 và R3 là điện trở cho led nên các bạn có thể dùng điện trở 270ohm hoặc 330ohm
Hàn linh kiện lên test board theo sơ đồ trên
Nó sẽ hoạt động như này nhé nếu các bạn hàn đúng theo sơ đồ, ở đây mình dùng opam 4 kênh đỡ phải hàn nhiều. Lần sau mình sẽ cật nhật cho các bạn mạch in để dễ dàng hơn. bật mí thêm với các bạn opam có thẻ dùng làm nhiều module khác nhau như quang trở.....v.v