Vấn đề năng lượng cho board Intel Edison với Mini breakout

Yay, sau khi đọc bài viết giới thiệu về Intel Edison, mình cảm thấy rất phấn khích. Nhóm của mình cũng đang chuẩn bị làm một dự án với Intel Edison trong đó có vấn đề về việc xử dụng pin, qua bài viết này mình sẽ giúp các bạn có một cái nhìn rõ hơn về vấn đề pin với Intel Edison.

I. Vì sao có bài viết này

Ở bài viết giới thiệu, chúng ta đa biết cách cấp nguồn cho Intel Edison phải không nào? Nhưng đó là cách cấp nguồn cổ điển bằng cách nối usb tới máy tính. Nhưng Edison được thiết kế để làm IOT và các dự án wearable, vì vậy chúng ta cần một giải pháp năng lượng nhẹ đủ dùng. Và thật bất ngờ khi ở mạch mini breakout chúng ta hoàn toàn có thể làm được điều đó các bạn ạ, chỉ việc mua cục pin lipo và gắn vào thôi. Mình vừa tìm hiểu về vấn đề này nên cũng xin dành tí ít thời gian chia sẻ với các bạn.

II. Pin lipo như thế nào thì dùng được với Intel Edison?

Theo như tài liệu mình tìm đọc thì bạn chỉ cần một cục pin lipo 3.7 V (1 cell) và trên 400mAh là có thể chạy Intel Edison ổn định trong một khoảng thời gian dài 1-2 tiếng (tùy bạn có bật wifi hay không?). 

Thật tuyệt vời phải không nào, chỉ việc mua một cục pin lipo ở chợ Nhật Tảo là có thể chơi được Intel Edison mà không cần suy nghi nhiều về vấn đề năng lượng. Ngoài ra bạn còn có thể cấp nguồn với hiệu điện thế từ 7-15V ở một chỗ khác trên board nữa.

III. Các jumper trên Intel Edison

Mặt trên của mini breakout

  • J16: cấp nguồn 5V thần thánh từ máy tính và nó cũng là cổng USB OTG (dùng để gắn camera ví dụ thế)
  • J3: SSH (đã có sẵn USB to RS-232 nên các bạn đừng lo lắng).
  • J2: Gắn pin lipo thần thánh
  • J21: Gắn nguồn có hiệu điện thế từ 7-15V
  • J1: nhiệt điện trở nến pin lipo của bạn có hỗ trợ

Trong phạm vi bài này mình sẽ nói đến 3 jumper còn lại đó là J2, J21 và J1. Vì J16 và J3 đã được nói đến ở bài của Tôi yêu Arduino nên mình sẽ không nhắc lại.

1. J21: Gắn nguồn có hiệu điện thế từ 7 - 15V

Với Intel Edison, chúng ta không cần nghĩ quá nhiều về pin, ngay cả cục pin 9V cũng đủ sức boot được Intel Edison và chạy được tầm 30 phút. Và đây là hình ảnh về nó

Các bạn biết xác định cực âm, dương chứ kiss

2. J2, J1 cho việc dùng pin Lipo

Trên minibreakout, bạn có thể gắn một cục pin lipo hoặc pin li-ion tại J2 với các nối cực dương và cực âm như ở hình dưới. Nếu pin của bạn có hỗ trợ thermistor thì bạn sẽ gắn vào J1, nếu không thì cứ để yên cái jumper ở J1 như vậy là được!

Điều đáng buồn là bạn không thể kiểm tra cục pin của mình còn bao nhiêu V từ mini breakout nhé! Vì nó không có bộ ADC sẵn để giúp bạn cả.

3. Hàn đầu cái 2.1mm để dùng nguồn từ bộ nguồn

J22, ở mặt dưới của mini breakout có một chỗ mà bạn có thể hàn một đầu cái 2.1mm để cấp nguồn từ 7-15V vào nè.

IV. Nói thêm một tí về các nút nhấn và LED trên mini breakout

  • LED DS2: đèn trạng thái. Nó sáng thì Intel Edison đang chạy, tắt thì Intel Edison đã tắt.
  • LED DS3: đèn nguồn kiêm nhiệm đèn báo sạc pin. Khi có nguồn ngoài nối vào (không tính nguồn 3.7V của lipo/li-ion), thì nó sẽ sáng để báo đã sẵn sàng nạp cho pin lipo. Khi DS3 sạc đầy thì LED DS3 sẽ tắt. Bạn có thể "hack" để có thể biết được khi nào module này sạc đây ở đây!
  • Nút SW1: giống như nút nguồn. Bạn nhấn vào nó rồi thả ra liền thì Intel Edison sẽ vào trạng thái ngủ, nhấn nhẹ phát nưa thì nó dậy. Nếu nhấn dữ trên 7s thì Intel Edison sẽ tắt (đèn DS2 cũng tắt luôn nhé), muốn nó dậy thì cung dễ nhấn nút power này trong 7s rồi thả là được.

V. Lời kết

Hi vọng các bạn sẽ thành công với Intel Edison, cho mình biết ý kiến ở comment nhé.

Có tham khảo hình ảnh và nội dung ở kiir blog.

Những hình ảnh về dự án: 
Bài viết truyền cảm hứng: 
lên
13 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các dự án được truyền cảm hứng

Select any filter and click on Apply to see results

Các bài viết cùng tác giả

ST7565 và ESP8266 - Màn hình LCD bự chà bá chưa đến 100k cho thế giới IoT

Mình rất thích LCD ST7565 này, và đã đặt liền 4 con mà mỗi con quá rẻ có 20k. Nhưng khổ một điều, điện áp hoạt động và IO của LCD ST7565 có 3.3V. Bản thân mình lại không thích việc chơi điện trở để chơi LCD này với Arduino. Lý do đơn giản là phải hàn quá nhiều, mình lại lười crying. Hổm nay, mình đang làm loạt bài về ESP8266 và cũng phải gặp vấn đề điện trở để làm cầu phân áp khi giao tiếp giữa ESP8266 và Arduino.

lên
17 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Bài 1: Giới thiệu sơ lược về Intel Galileo

Qua bài viết này, chúng ta sẽ tham khảo các phần trên Galileo và nhiệm vụ cụ thể của từng phần. Đây là phần căn bản nhất mà bạn bắt buộc phải đọc. Vì nếu không sẽ gây ra những hiểu nhầm và có thể làm mạch bị hư sau này.

lên
8 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.