Cách reset board Arduino bằng phần mềm để giúp các dự án lọc nhiễu

I. Giới thiệu

Trong thực tế, có rất nhiều trường hợp cần phải reset mạch Arduino để giải quyết vấn đề. Ví dụ như: nhiễu điện khi dùng module NRF24L01 hoặc module 315MHz. Trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn các bạn reset board mạch Arduino từ các dòng code trong Arduino để các bạn có thể "tự động reset" board để tự "giải nhiễu".

II. Các cách để reset board Arduino

1. Reset bằng cách điều khiển chân RST (reset)

Chúng ta sẽ dùng một chân bất kỳ trên Arduino và cài đặt nó thành một chân OUTPUT.  Và khi bạn digitalWrite LOW vào chân đó thì board sẽ được reset. Để dễ hiểu, bạn xem hình sau.

Mình sẽ làm blink con led 13 và reset board Arduino.

int led = 13;//chân led 13
int resetPin = 12;//chân reset
void setup() {  
  digitalWrite(resetPin, HIGH);//bật chân reset lên HIGH (khi có pinMode output thì nó sẽ đặt là HIGH thay vì LOW như mặc định), luôn luôn để dòng này đầu tiên.
  pinMode(resetPin, OUTPUT);  //pinMode output cho chân reset
  
  delay(200);
  
  //khởi tạo serial port
  pinMode(led, OUTPUT);  
  Serial.begin(9600);//initialize Serial Port
  delay(200);
}

void loop() {
  delay(10);
  digitalWrite(led, HIGH);  
  Serial.println("bat");
  delay(1000);              
  digitalWrite(led, LOW);   
  Serial.println("tat");
  delay(1000);              
  Serial.println("resetting");
  delay(10);
  digitalWrite(resetPin, LOW);//tiến hành reset
  Serial.println("chay duoc chet lien");
  //trong dòng loop sẽ không bao giờ chạy được vì board arduino đa reset

}

2. Chỉ sử dụng phần mềm thôi (nên dùng)

Bạn không cần làm gì nhiều, chúng ta chỉ việc khai báo một con trỏ hàm dùng cho reset bằng cách khai báo địa chỉ ô nhớ nó trỏ về là 0. Phức tạp ha? Nhưng nếu là newbie thì bạn chỉ cần đặt tên hàm như sau và gọi nó khi cần reset là được!

...

void(* resetFunc) (void) = 0;//cài đặt hàm reset

....

resetFunc(); // reset

Ví dụ:

int led = 13;//chân led 13
void setup() {  
  //khởi tạo serial port
  pinMode(led, OUTPUT);  
  Serial.begin(9600);
  delay(200);
}

void(* resetFunc) (void) = 0;//cài đặt hàm reset

void loop() {
  delay(10);
  digitalWrite(led, HIGH);  
  Serial.println("bat");
  delay(1000);              
  digitalWrite(led, LOW);   
  Serial.println("tat");
  delay(1000);              
  Serial.println("resetting");
  delay(10);
  resetFunc();//tiến hành reset
  Serial.println("chay duoc chet lien");
  //trong dòng loop sẽ không bao giờ chạy được vì board arduino đa reset

}

III. Lời kết

Chúc các bạn tránh bị tình trạng đau đầu khi debug NRF24L01, vì sao? Vì bạn có thể kiểm tra lần cuối cùng nhận được dữ liệu và sau đó gọi hàm reset nếu thời gian cuối nhận được lớn quá một ngưỡng nào đó (Ví dụ 1 phút). 

Chúc các bạn thành công!

lên
20 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các dự án được truyền cảm hứng

Bộ điều khiển PID - ứng dụng phần 2 - xe dò line dùng thuật toán PID

Tiép nối bài viết về xe dò line cảm ơn Đỗ Hữu Toàn đã viết hộ mình phần 4. hôm nay mình sẽ làm cho chiếc xe dò line đi mượt và có hồn hơn 

lên
34 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các bài viết cùng tác giả

Trình mô phỏng Raspberry Pi trên Linux với QEMU

Hiện nay việc sở hữu một board mạch Raspberry Pi đã không là quá khó đối với mọi người. Thế nhưng đôi khi bạn cần phải giả lập hệ thống của Raspberry Pi trên máy tính (linux) của bạn bởi những lý do sau:

  • Bạn cần dev và test cho một software trước khi chạy trên board
  • Bạn cần một môi trường giả lập để làm quen trước khi sắm cho mình một board thực sự
  • Bạn cần test tương tác giữa nhiều hệ thống

Nội dung bài viết này sẽ hướng dẫn cách cài đặt hệ thống giả lập Raspberry Pi trên máy tính linux

lên
4 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Tạo webserver với Intel Edison

Tạo webserver với Intel Edison như thế nào? Có khó không? Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn tạo webserver với board mạch này. Mình thấy cực kì dễ luôn, bạn thử xem.

lên
8 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.