Chữa bệnh cho Arduino Nano khi bị cháy

Mô tả dự án: 

Chắc hẳn các bạn khi làm các dự án với Ardunio đã từng sử dụng qua các board như Arduino Uno, Mega, Pro Mini hay Nano, các bạn thích một board mạch nhỏ gọn phù hợp thường chọn Ardunio Nano hơn vì nó tích hợp rất nhiều và vô cùng tiện lợi như con Uno R3. Nhưng một số vấn đề gặp phải ở board này là nó thường rất dễ bị cháy khi bị đoản mạch vì không có khả năng tự ngắt nguồn như Uno hay Pro Mini, bạn chỉ cắm nhầm dây một cái là nó sẽ về trời :) Đó là lý do tại sao nhiều bạn lại sợ và không còn giám sử dụng board mạch này.
Hôm nay mình sẽ hướng dẫn các bạn cách "chữa bệnh" cho Arduino Nano khi không may bạn làm nó hỏng do nguồn :) bắt đầu thôi nào

Tìm Bệnh

Cách đây khoản một năm hơn giá 1 con Arduino Nano tầm 310k đến 340k (fake) cao hơn cả Arduino Uno R3 (fake) nhưng bây giờ giá nó chỉ còn tầm 90k đến 110k vì bán khó chạy smiley khi các bạn đều chọn một board mạch khác để làm dự án vì nghe đồn con này rất dễ hỏng. Nhờ đó mình mua cả mớ giá rẻ về làm dự án :)  angel Vậy chuyện gì xảy ra khi bạn làm nó bị hỏng? Hãy nhìn vào vào chỗ bị khoanh đỏ.

 

Ở một số board cũ hơn thì nó nằm ở chỗ này 

Đây chính là con Usb Điốt, nó thường bị die đầu tiên khi bạn cấp nguồn quá cao hoặc đoản mạch do cắm sai dây :)

Chữa Bệnh

Con diot này có điện áp tối đa là 20v và dòng điện tối đa là 0.5A, bạn có thể tìm 1 con diot tương tự để thay vào nhé laugh.

Hoặc không tìm thấy thì mình gợi ý cho cách bựa hơn đó là hàn trực tiếp cheeky yên tâm nhé, dù sao cũng hỏng rồi, giờ cứu nó thôi  

Phòng Bệnh

Vậy là bạn có thể sử dụng nó một cách bình thườ bâng rồi, thay vì trước đó điện áp còn 2v 3v thì giờ đã về 5V như trước wink Nhưng bạn cần lưu ý một số điều sau: Không cấp nguồn lớn hơn 5v vào Usb hoặc cổng Vcc trên board nhé, board sẽ không hỏng ngay nhưng có thể làm hư hại toàn bộ các module hay cảm biến khác. Tránh để đoản mạch quá lâu nhé vì nó không có khả năng tự ngắt nguồn cool

Chúc bạn thành công nhé, mua con Nano nhiều về làm dự án vừa rẻ lại tiện lợi, không còn sợ bị cháy như trước nữa vì chúng ta đã hack được cheeky  .

lên
37 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các dự án được truyền cảm hứng

Select any filter and click on Apply to see results

Các bài viết cùng tác giả

Hướng dẫn sử dụng YOLO (You Only Look Once) - Nhận dạng hình ảnh vật thể với Raspberry Pi sử dụng YOLO

Hôm nay mình sẽ giới thiệu cho các bạn một cách nhận dạng hình ảnh mới nhất và đang hot hiện nay trên máy tính :)  đó chính là YOLO (You only look once) YOLO là một hệ thống phát hiện vật thể thời gian thực hiện đại nhất, bộ dữ liệu đa dạng cho phép chúng ta làm các dự án liên quan như: đếm số người trong một khu vực, nhận dạng đông vật nuôi, đếm số phương tiện giao thông...

 Ở bài này chúng ta sẽ chạy thử nghiệm nó trên Raspberry Pi cho các dự án nhận dạng ảnh đơn giản và không yêu cầu về mặt thời gian :) vì YOLO chủ yếu dùng cho các hệ thống máy tính mạnh, cấu hình cao . Hãy thử build nó lên Raspberry xem sao nhé ;)

lên
28 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Shortcut01 – Truyền thông số giữa hai module RF 315Mhz

Đây là loạt bài vắn tắt chia sẻ kinh nghiệm giúp các bạn có thể sử dụng các mudule cũng như tiếp cận code một cách ngắn gọn và dễ hiểu hơn smiley.

Mục đích bài viết: Hướng dẫn cách truyền các truyền và nhận giá trị từ cảm biến hoặc một biến số thay đổi giữa hai mạch 315Mhz (433Mhz) cool

lên
16 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.