Giới thiệu UP2 - Bo nhúng X86 mạnh nhất thế giới sắp ra lò

Mô tả dự án: 

Trong bài trước tui đã giới thiệu với các bạn bo mạch LattePanda chạy Windows 10 đầu tiên trên thế giới. Nếu các bạn vẫn chưa thỏa mãn với cấu hình "khiêm tốn" thì tui sẽ giới thiệu với các bạn một bo mạch sắp ra lò với cấu hình còn hơn trong mơ: Intel Pentium N4200 4 nhân 2.5GHz, 8GB DDR4 RAM, 128GB bộ nhớ, 2USB 2.0,  4 USB 3.0 (2 OTG), 2 cổng HDMI, 2 Gigabit LAN, 40 GPIO, SATA3. Vì dùng Intel nên bo này có giá rất cháy túi: 259 Mỹ cành cho phiên bản đầy đủ Wifi + Bluetooth.

Thông tin của bài được lấy từ trang Kickstarter.

Lịch sử

2 tháng trước khi LattePanda gây quỹ thành công thì UP cũng đã thành công với dự án X86 đầu tiên trên thế giới. Tuy nhiên đội marketing của UP không được bá đạo cho việc quảng bá thương hiệu của mình nên thu về kết quả khá khiêm tốn với chỉ 101k USD (bằng 1/5 so với LattePanda). Sự thành công của dòng X86 đã khiến UP quay trở lại thương trường với UP2 trên Kickstarter. Lần này UP2 sử dụng chip Intel công nghệ Apollo Lake 14nm mới nhất để tăng hiệu năng sản phẩm. Và dĩ nhiên là 1 chip Apollo Lake Pentium đã có giá bán lẻ khoảng 160 Mỹ cành trên thị trường nên UP2 có giá rất chát với túi tiền. Nhận rõ điều này, UP2 cũng có phiên bản tiết kiệm với giá 89 USD với cấu hình thấp hơn khá nhiều. 

Ngoài ra khi ủng hộ UP2 trên Kickstarter các bạn còn được tặng thêm 1 case bằng gỗ nhìn rất dễ thương:

Cấu hình UP2 Pentium

Về kích thước vật lý thì UP2 khá là đồ sộ so với các bạn đã quen thuộc với kích thước mi nhon của Pi. Các cạnh của UP2 có kích thước bằng chiều dài của Pi (85mm). Tuy nhiên bề dày lại bị nâng cao lên rất nhiều do có sự hiện diện của 2 cổng LAN Gigabit.

Do sử dụng Apollo Lake Pentium nên phần đồ họa GPU của UP2 không có đối thủ trong dòng máy tính nhúng hiện nay. Bạn có thể bơm bộ nhớ GPU lên đến 8GB và điều khiển 3 màn hình HDMI cùng 1 lúc.

UP2 cũng không kém cạnh về phần cứng. Về phần GPIO, ngoài 40 chân truyền thống như Raspberry Pi thì UP2 còn có thêm 60 chân EXHAT với các giao tiếp LVDS, SATA, SD card, I2C, etc. Đặc biệt hơn nữa, UP2 còn đi kèm với 1 FPGA để các bạn lập trình phần cứng.

Nếu các bạn eo hẹp túi tiền thì có thể lựa chọn phiên bản UP2 Celeron với cầu hình như sau:

  • Intel Celeron N3350 2 nhân 2.4GHz
  • 2GB DDR4
  • 16GB memory

Kết luận

Sau 2 bo LattePanda và UP2 thì các bạn đã nhận ra được sự khác biệt rõ rệt giữa Intel và ARM rồi chứ?

  • Intel luôn có giá cao hơn, bù lại thì làm được nhiều việc hơn, đặc biệt là về phần đồ họa nhờ vào kiến trúc cao cấp của họ.
  • Bạn thực sự có quyền root? Về lý thuyết thì bạn có thể mở BIOS để can thiệp sâu vào hệ thống. Tuy nhiên các bo này nêu rõ nếu bạn cục gạch bo mình qua BIOS thì không được bảo hành. Với Pi, thì bạn chỉ việc mua sd card mới gắn vào.
  • Khi bạn đã chán chê với việc lập trình thì có thể sử dụng như một máy tính để chơi game có nhu cầu đồ họa cao.
lên
12 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Từ khóa: 
Chuyên mục: 
Các dự án được truyền cảm hứng

Select any filter and click on Apply to see results

Các bài viết cùng tác giả

(Phòng chống) Nghệ thuật hắc ám với ESP8266 - Phần 1: Thích thì phát beacon hoy

ESP8266 là 1 module rất bá đạo cho việc truyền dữ liệu từ xa không dây. Tuy nhiên vì giá thành thấp và khả năng wifi khá tốt nên module này rất dễ bị lạm dụng vào các chuyện mờ ám. Đây là bài đầu tiên trong chuỗi bài chứng tỏ khả năng hắc ám của module này. Tui sẽ hướng dẫn các bạn phát beacon thông tin để quậy phá và cách phòng chống. Lưu ý là các bạn nên thực hành có trách nhiệm nếu không muốn cục tình báo C2 gõ cửa hỏi thăm.

lên
11 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Từ khóa: 

Thâm cung bí sử Raspberry Pi - Quá trình hình thành Raspberry Pi

Đây là một bài đọc tìm hiểu thêm vài điều bất ngờ về Raspberry Pi mà bạn có thể chửa biết.

lên
16 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Từ khóa: