Hướng dẫn sử dụng cảm biến nhiệt độ DS18B20 (-55°C đến +125°C) sai số ±0.5°C

Lại quay về vấn đề đo nhiệt độ, như ở bài trước, mình đã dùng cả LM35, cả TMP36. Nhưng rốt cuộc vẫn không hiệu quả, lần này mình đang sử dụng con DS18B20 này và cảm thấy khá ổn hơn so với lần trước. Nhiệt độ ít bị chênh lệch hơn và như quảng cáo là chỉ có sai số ±0.5°C thôi (nếu nhiệt độ trong phạm vi -10°C to +85°C, đáng để thử phải không nào?

I. Giới thiệu

Về căn bản, con này cũng giống như com LM35 hay TMP36 mà mình đã từng dùng, các bạn có thể xem qua 2 con đó rồi đọc tiếp để chắc chắn có được kiến thức kế thừa. Tuy nhiên, không giống như 2 con kia là analog, con này thì lại dùng cơ chế truyền tín hiệu 1-Wire. Nôm na với cái chơ chế này, chúng ta có thể chơi (đọc) nhiều con DS18B20 cùng một lúc trên cùng 1 dây, đã thật phải không nào? Cùng điểm qua các đặc điểm đặc biệt của hắn nhé.

Đặc điểm nó nổi bật hơn 2 con kia:

  • Sử dụng một chân data với 64bit serial code cho phép chúng ta dùng nhiều con trên cùng 1 chân digial (cơ chế 1-Wire)
  • Có thể cấp nguồn từ 3 - 5.5V
  • Đo từ -55°C đến +125°C sai số ±0.5°C nếu đang trong khoản -10°C đến +85°C
  • Datasheet

II. Chuẩn bị

III. Nối mạch

IV. Chuẩn bị thư viện

Các bạn cài thư viện sau để sử dụng được cảm biến này:

//Include thư viện
#include <OneWire.h>
#include <DallasTemperature.h>

// Chân nối với Arduino
#define ONE_WIRE_BUS 2
//Thiết đặt thư viện onewire
OneWire oneWire(ONE_WIRE_BUS);
//Mình dùng thư viện DallasTemperature để đọc cho nhanh
DallasTemperature sensors(&oneWire);

void setup(void)
{
  Serial.begin(9600);
  sensors.begin();
}

void loop(void)
{ 
  sensors.requestTemperatures();  
  Serial.print("Nhiet do");
  Serial.println(sensors.getTempCByIndex(0)); // vì 1 ic nên dùng 0
 
  //chờ 1 s rồi đọc để bạn kiệp thấy sự thay đổi
  delay(1000);
}

V. Vấn đề phát sinh

Mình thấy con này có thể kết hợp thành một chuỗi dài các con tương tự, nhưng mình không biết làm. Bạn nào đi trước, chỉ giúp mình với nhé :D

Những hình ảnh về dự án: 
Bài viết truyền cảm hứng: 
lên
17 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các dự án được truyền cảm hứng

Select any filter and click on Apply to see results

Các bài viết cùng tác giả

Các lệnh Linux và thủ thuật backup thẻ nhớ khi chơi với máy tính nhúng Orange Pi hay bất kỳ máy tính nhúng dùng nhân Debian

Bài của Tâm đã truyền cảm hứng cho mình để mình tìm hiểu và tổng hợp lại danh sách các lệnh này. Nó bao gồm các lệnh hệ thống, xem tiến trình, dùng gói, các tiến trình mạng và thủ thuật như thủ thuật backup. Các bạn nên xem qua bài viết của HACK NÃO nữa nhé.

lên
3 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Cách reset board Arduino bằng phần mềm để giúp các dự án lọc nhiễu

Trong thực tế, có rất nhiều trường hợp cần phải reset mạch Arduino để giải quyết vấn đề. Ví dụ như: nhiễu điện khi dùng module NRF24L01 hoặc module 315MHz. Trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn các bạn reset board mạch Arduino từ các dòng code trong Arduino để các bạn có thể "tự động reset" board để tự "giải nhiễu".

lên
20 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.