Vỗ tay bật đèn với cảm biến âm thanh CN07

Chúng ta đã biết được rất nhiều cách để bật các thiết bị qua nhiều bài viết ở cộng đồng, nhưng mình thấy chưa có bài nào dùng cảm biến âm thanh để bật thiết bị, nên hôm nay mình xin viết bài này nhằm giới thiệu thêm về con cảm biến âm thanh CN07 này và một cách mới để bật thiết bị.

I. Sơ qua về con cảm biến CN07

Nó được sử dụng để phát hiện âm thanh, tiếng động xung quang... Từ đó báo tín hiệu về và xuất ra chân tín hiệu. Chúng ta có thể điều chỉnh độ nhạy cho cảm biến thông qua 1 con biến trở. Điện áp có thể hoạt động là từ 3V3 - 5V. Tín hiệu ra là dạng digital (Nhưng có loại cho ra cả tín hiệu analog-Âm lượng).

 

Cảm biến này có 2 loại là loại 3 chân và loại 4 chân. Điểm chung của chúng là đều có 3 chân: Vcc, GND, D0(OUT). Ngoài ra loại 4 chân còn có thêm chân A0 (Chắc là xuất âm lượng).

II. Thực hành

1. Phần cứng

Chuẩn bị:

  • Arduino (Mình dùng con UNO R3)
  • Cảm biến âm thanh CN07 (mình sài loại 3 chân)
  • Con Led và điện trở 220 ôm (Không biết kí tự ôm chỗ nào :D).

Sơ đồ mạch điện, do fritzing không có con CN07 nên zô Proteus vẽ :)).

Ý chết, mình quên mắc con điện trở rùi, sorry nha.

2. Lập trình

#define sensor 10
#define led 7
boolean val=1;//Mặc định không phát hiện âm thanh
boolean ledStatus=0;//Mặc định không bật đèn
void setup()
{
  pinMode(sensor,INPUT);
  pinMode(led,OUTPUT);
}
void loop()
{
  val=digitalRead(sensor);
  if(val==0) ledStatus = 1;
  digitalWrite(led,ledStatus);
  delay(100);//Delay tí cho nó ổn định
}

 

III. Kết luận

Như vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong con cảm biến âm thanh CN07. Mình cũng nói thêm là con này có tính ứng dụng không cao vì nếu sài đoạn code trên thì không tắt được, còn nếu muốn tắt được thì chỉ việc cho thêm đoạn code nếu phát hiện thay đổi âm thanh thì cho tắt nhưng nếu như vậy thì khi bật lên các bạn phải hết im lặng nếu không muốn đèn tắt giữa chừng :D. Xin các bro chỉ giáo thêm chỗ này.

lên
27 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các dự án được truyền cảm hứng

Select any filter and click on Apply to see results

Các bài viết cùng tác giả

Giới thiệu thư viện RobotMove - Thư viện điều khiển Xe, Robot di chuyển sử dụng module L298

Xin chào mọi người! Mình cảm thấy rằng việc điều khiển cho robot hay xe sử dụng module L298 di chuyển hơi rắc rối, bởi phải điều khiển tới 4 chân, chi tiết hơn thì tới 6 chân (Thêm 2 chân enA và enB). Với lại mình cũng mới học viết thư viện nên mình đã nảy ra ý tưởng viết thư viện này. Mình bắt tay vào gõ và gõ và gõ và cuối cùng cũng thành công. Ohhhh Zeeeeee. Mừng quá nên share cho anh em xem. Đây là thư viện đầu tiên của mình và mình chỉ mới học cơ bản nên có gì sai sót mong các bác Pro đóng góp cho.

lên
22 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Lập trình Arduino không cần viết code - Phần 11: Tạo hàm riêng

Đây là phần 11 của chuỗi bài viết "Lập trình Arduino không cần viết code"

- Xem lại phần 10 tại đây

[UPDATE] Tải phiên bản mới của mBlock tại đây

Hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về hàm và cách tạo, gọi hàm trong mBlock và Arduino.

lên
12 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.