Tự làm thiết bị cảnh báo khí CO với cảm biến MQ7

Chúng ta đã biết khí CO có hại cho sức khỏe con người, thậm chí đã có những vụ ngộ độc khí CO. Vì vậy hôm nay mình sẽ hướng dẫn các bạn tự làm một thiết bị cảnh báo khí CO. Đồng thời mình cũng giới thiệu với các bạn con cảm biến khí CO MQ7.

OK.

I. Sơ qua về con cảm biến

Đây là con cảm biến giúp phát hiện khí CO trong không khí. Nó sử dụng điện áp 5v DC. Xuất tín hiệu ra cả 2 loại là analog và digital. Cảm biến có con biến trở để tinh chỉnh độ nhạy của đầu ra digital. Gồm 4 chân: Vcc, GND, AOUT, DOUT (Nghe tên thì chắc cũng biết chức năng rồi nhỉ !)

Ok đơn giản vậy thôi.

 

II. Làm thôi

1. Phần cứng

Chuẩn bị:

  • Arduino (Mình dùng con UNO)
  • Cảm biến khí CO MQ7
  • Buzzer (Còi)
  • Điện trở 220 ôm (Cho con buzzer)

Các bạn ráp theo mạch sau (Mình sài tín hiệu analog nha, nếu bạn thích thì sài digital cũng được nhưng phải điều chỉnh độ nhạy bằng biến trở):

OK Vậy là xong phần cứng

2. Lập trình

Phần code thì rất là đơn giản (Mình chưa sài tới 1kb flash luôn ó)

 

#define buzzer 10
#define sensor A0
int val;
void setup()
{
  pinMode(buzzer,OUTPUT);
}
void loop()
{
  val=analogRead(sensor);
  if(val>170) digitalWrite(buzzer,1); //Nếu mức độ khí CO >170 thì bật buzzer, bạn có thể chỉnh thông số 170 sao cho thích hợp.
}

 

III. Kết luận

Vậy là xong rồi ák, rất đơn giản phải không nào. Như vậy là ta có thể tự tạo được thiết bị cảnh báo khí CO để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình. Ngoài ra bạn có thể thay thế con cảm biến MQ7 bằng con cảm biến khác như cảm biến khí gas hay cảm biến mưa,...để phục vụ cho mục đích riêng của mình. Chúc các bạn sáng tạo, lập trình và chế tạo thật vui. Xin cảm ơn!

lên
22 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các dự án được truyền cảm hứng

Select any filter and click on Apply to see results

Các bài viết cùng tác giả

Tổng quan về cách sử dụng Module 4 LED 7 đoạn - Phần 3

Xin chào mọi người! Hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về module 4 led 7 đoạn. Đây là phần 3, bạn có thể xem lại phần 2 ở đây

Nếu như các bạn đọc phần 2 thì sẽ biết nội dung phần 2 nói về việc lập trình loại 12 pin. Còn ở phần 3 mình sẽ nói về việc lập trình loại 16 chân và loại 14 chân. Bắt đầu thôi!

lên
17 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Lập trình Arduino không cần viết code - Phần 1

Nếu các bạn mê lập trình từ nhỏ thì chắc có lẽ đã quen với phần mềm Scratch, hay làm dự án với Android thì sẽ biết đến InventorApp. Điểm chung của 2 phần mềm trên là đều không viết code để lập trình mà kéo thả và sắp xếp các đối tượng để lập trình. Vâng phần mềm mình sắp nói đây cũng giống như vậy. Và mình cũng xin nói luôn là đây là chuỗi bài giúp cho các bạn mới tiếp xúc với arduino, bởi vì mình sẽ ví dụ các đoạn code cơ bản và sử dụng môi trường lập trình đơn giản và thú vị.

lên
75 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.