randomSeed()

Mô tả

Hàm random() luôn trả về một số ngẫu nhiên trong phạm vi cho trước. Giả sử mình gọi hàm này 10 lần, nó sẽ trả về 10 giá trị số nguyên ngẫu nhiên. Nếu gọi nó n lần, random() sẽ trả về n số. Tuy nhiên những giá trị mà nó trả về luôn được biết trước (cố định).

Bạn hãy chạy thử chương trình sau

void setup(){
  Serial.begin(9600);
}

void loop(){
  Serial.println(random(100));
  delay(200);
}

Tôi có thể khẳng định rằng 10 giá trị "ngẫu nhiên" đầu tiên bạn nhận được là: 7, 49, 73, 58, 30, 72, 44, 78, 23, 9,.... Điều này nghe có vẻ không được "ngẫu nhiên" cho lắm. 

Bạn hãy thử chạy chương trình này:

void setup(){
  Serial.begin(9600);
  randomSeed(10);
}

void loop(){
  Serial.println(random(100));
  delay(200);
}

Nhận thấy rằng: chuỗi giá trị mà hàm random() trả về đã có sự thay đổi. Tuy nhiên chuỗi này vẫn là chuỗi cố định. Thử thay đổi tham số của lệnh randomSeed() từ 10 sang một số khác, bạn sẽ thấy chuỗi số trả về cũng thay đổi theo nhưng giá trị xuất ra thì vẫn cố định, dù cho bạn có bấm nút reset trên Arduino thì chuỗi số được in ra những lẫn sau đều y hệt như lần đầu tiên chúng được in ra. Để ý rằng tham số của hàm random() vẫn cố định, dĩ nhiên nếu bạn thay đổi tham số này thì chuỗi ngẫu nhiên trả về sẽ thay đổi theo, nhưng chúng cũng vẫn là một chuỗi số cố định.

Với cùng khoảng giá trị truyền vào hàm random(), hàm randomSeed() quyết định trật tự các giá trị mà random() trả về. Trật tự này phụ thuộc vào tham số mà ta truyền vào randomSeed().

Cú pháp

randomSeed(number);

Với number là một số nguyên bất kì.

Lưu ý: nếu bạn gọi hàm random() mà không chạy lệnh randomSeed() trước đó, chương trình sẽ mặc định chạy sẵn lệnh randomSeed(0) (tham số là 0).

Ví dụ

Nếu chạy randomSeed(0), hàm random(100) sẽ trả về 10 giá trị đầu tiên là: 7,  49,  73,  58,  30,  72,  44,  78,  23,  9, ...

Nếu chạy randomSeed(10), hàm random(100) sẽ trả về 10 giá trị đầu tiên là: 70 , 43, 1, 92, 65, 26, 40, 98, 48, 67, ...

Nếu chạy randomSeed(-46), hàm random(100) sẽ trả về 10 giá trị đầu tiên là: 15, 50, 82, 36, 36, 37, 25, 59, 93, 74, ...

Nếu chạy randomSeed(159), hàm random(100) sẽ trả về 10 giá trị đầu tiên là: 13, 51, 67, 38, 22, 50, 67, 73, 81, 75, ...

Nếu chạy randomSeed(159), hàm random(99) sẽ trả về 10 giá trị đầu tiên là: 67, 42, 70, 34, 53, 6, 42, 38, 29, 64, ...

Mẹo nhỏ

Nếu bạn cần một chuỗi số ngẫu nhiên một cách thực sự, tức là giá trị của chuỗi số trả về không thể xác định được, hãy chạy lệnh randomSeed() với một tham số ngẫu nhiên truyền vào.

Tham khảo chương trình sau

void setup() {
  Serial.begin(9600);
  randomSeed(analogRead(A0));
}

void loop() {
  Serial.println(random(100));
  delay(300);
}

Ở đây tham số ngẫu nhiên truyền vào randomSeed() là giá trị trả về của analogRead(A0) với chân A0 trên Arduino không được sử dụng. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng tham số truyền vào randomSeed() là thời gian trên đồng hồ hệ thống.

Reference Tags: 
lên
8 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các bài viết cùng tác giả

Cài đặt driver và Arduino IDE

Để lập trình được cho các board Arduino, các bạn cần phải có một công cụ gọi là Intergrated Development Environment (IDE). Công cụ này được đội ngũ kĩ sư của Arduino phát triển và có thể chạy trên Windows , MAC OS X và Linux. Ở đây mình sẽ hướng dẫn các bạn cài đặt nó trên Windows. Các bạn cũng làm tương tự các bước này cho các nền tảng khác

lên
145 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Bài 7: Nâng cấp phiên bản Linux trên Intel Galileo

Phiên bản Linux mặc định trên Galileo bị thiếu nhiều chức năng do đã được Intel tinh giảm bớt đi. Một số câu lệnh hay các phần hỗ trợ thường có trên các bản Linux cũng có thể bị lược bỏ ít nhiều. Do đó, để có thể tận dụng được tối đa sức mạnh của Intel Galileo mà phần lõi là hệ điều hành Linux, bạn phải nâng cấp hệ điều hành này.

lên
2 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.