Hằng số thực

Giới thiệu

Tương tự như hằng số nguyên, hằng số thực (floating point constants) cũng có cách làm việc và sử dụng tương tự. Khi bạn viết một biểu thức tính toán, giá trị của biểu thức này sẽ được tính ra và trình biên dịch sẽ thay thế biểu thức này bằng một hằng số thực đã tính ra được. Điều đó gợi ý rằng trong những chương trình lớn, để giảm thời gian biên dịch, bạn nên tính trước giá trị của những biểu thức thay vì bắt trình biên dịch tính toán.

Ví dụ

float a = .159;
float b = 0.159;    // a = b

Để biểu thị những hằng số thực có giá trị cực lớn hoặc cực nhỏ, bạn phải sử dụng 2 kí hiệu khoa học là "E" và "e".

Hằng số thực Ý nghĩa Giá trị
10.0 10  
2.34E5 2.34 * 105 234000
67e-12 67.0 * 10-12 0.000000000067

 

Reference Tags: 
lên
3 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các bài viết cùng tác giả

Sự sáng tạo qua các phiên bản phần cứng của mạch tự động Arduino

Trong bài viết ngày hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về lịch sử sáng tạo của mạch tự động Arduino qua các phiên bản mạch. Từ đó, tôi mong muốn bạn tìm được sự sáng tạo trong chính lịch sự của sự phát triển của Arduino. Bài viết này có thể chưa mô tả được hết sự sáng tạo, có thể nó chưa làm hài lòng mong đợi của bạn về sự sáng tạo, nhưng nó sẽ là một ghi chú hữu ích cho sự phát triển trong việc sáng tạo của riêng cá nhân / tổ chức của bạn.

lên
16 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

ESP8266 kết nối Internet - Phần 4: Kết nối Internet cho dự án không cần NAT Port, không cần mua server, không cần Blynk

Ở 3 phần trước, mình đã hướng dẫn các bạn toàn bộ kỹ thuật để xây dựng một chương trình webapp để điều khiển, đọc cảm biến, điều khiển thiết bị trong mạng LAN (wifi). Và, bây giờ là lúc các bạn đưa sản phẩm của mình ra ngoài Internet! Và với cách của mình sẽ giới thiệu tiếp đây, các bạn sẽ không cần phải NAT port, không cần phải mua server hàng tháng và hơn hết là không cần phải dùng Blynk. 

lên
34 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.