Nguyen Hieu gửi vào
- 48067 lượt xem
I. GIỚI THIỆU
Các dự án thí nghiệm thông thường ta đọc trên diễn đàn thường là các dự án thử nghiệm với led, nhưng nếu các dự án lớn, yêu cầu áp dụng thực vào đời sống thì led không làm được điều đó.
Bài viết này sẽ giới thiệu tới các bạn cách tạo module rơ-le, module triac chạy ổn định, cấu tạo đơn giản mà ai cũng có thể làm được. Sau đây mình sẽ giới thiệu về 2 loại module này nhé.
1. MODULE RƠ-LE( RELAY)
Module rơ-le là module sử dụng rơ-le để đóng-cắt thiết bị điện, khi đóng cắt thì thường nghe thấy tiếng kêu "tạch" do các tiếp điểm chạm vào nhau. Cấu tạo rơ-le dựa trên nguyên lí nam châm điện, khi có dòng điện đi qua thì tiếp điểm động được hút tới tiếp điểm tĩnh thứ hai, nếu không có điện thì nó lại đẩy lại tiếp điểm tĩnh thứ nhất, cấu tạo rơ-le có thể khác nhau giữa các loại rơ-le dùng hiệu điện thế khác nhau, các bạn có thể tra Gu-gờ để biết thêm về cấu tạo nhé. ở bài viết này mình dùng cách mắc đai-ling-tơn để cho dòng điện đi qua nam châm của rơ-le nhé. Với các dự án có công suất cao thì không nên sử dụng module này vì sẽ có hiện tượng hồ quang điện( các cực sẽ bị dính lại=> vẫn có dòng điện đi qua dù ta không cho dòng điện đi qua nam châm điện bên trong của rơ-le.)
2. MODULE BỘ GHÉP QUANG-TRIAC
Module bộ ghép quang-triac là module sử dụng triac để dẫn dòng điện dân dụng đi qua. Đặc điểm của module này là khi đóng-cắt thì không gây ra tiếng kêu, có thể cho dòng điện công suất cao đi qua mà không lo hồ quang điện như ở module rơ-le nhưng giá thành làm lại cao hơn module rơ-le.
II. CHUẨN BỊ
1. VỚI MODULE RƠ-LE(LOẠI 1 KÊNH)
- RƠLE 5v
- TRANSISTOR T1 C1815
- TRANSISTOR T2 C8050
- TRỞ R1=R4= 1K, R2= 2K, R3= 10K.
- LED
- DIOT THƯỜNG
- NGUỒN NUÔI E = 5V (để test)
2. VỚI MODULE BỘ GHÉP QUANG - TRIAC
- TRANSISTOR C8050
- CÁC ĐIỆN TRỞ: R1 = 1K, R2 = R3 = 220 và R4 = 1k ( loại công suất 1W).
- BỘ GHÉP QUANG-TRIAC : MOC 3081 ; có Umax = 800 V và Imax = 4,0 A.
- DIAC : DB3 DO35 ; có Umax = 36 V và Imax = 2 A.
- C: TỤ ĐIỆN CBB 474J ; có C = 0,47 mF và Umax = 400 V.
- TRIAC CÔNG SUẤT : BTA16-600B ; có Umax = 600 V và Imax = 16 A.
- NGUỒN NUÔI : E = 5 V.
- TẢN NHIỆT (lắp vào triac công suất)
III. TIẾN HÀNH
1. MODULE RƠ-LE
Các bạn lắp theo sơ đồ trên nhé, nếu các bạn không muốn có led thông báo thì bỏ phần R4 và led báo đi là được. Nếu không có nhiều trở thì có thể lấy các trở có gí trị gần giống được.
Cách dùng: Các bạn cấp nguồn 5v 1 chiều cho mạch vào các chân VCC(+) và GND(-). Chân digital của arduino các bạn nối với R1 nhé, nếu chân digital chạy trạng thái HIGH thì thiết bị điện sẽ chạy, nếu trạng thái LOW thì không chạy.
2. MODULE BỘ GHÉP QUANG - TRIAC
Ttrong "Bộ ghép quang-triac" các bạn chú ý các chân nhé, bên trong hình vuông kia chỉ là cấu tạo trong của nó thôi nên các bạn đừng quan tâm.
Cách dùng tương tự như module rơ-le nhé.
IV. KẾT LUẬN
Với các thiết bị điện tử như trên thì các bạn hoàn toàn có thể tự làm cho mình một module rẻ mà hiệu quả và có thể dùng cho các dự án thực tiễn chạy điện dân dụng rồi.
Chúc các bạn thành công.
Có thắc mắc các bạn cứ bình luận bên dưới nhé.
Mình có một dự án khá hay mà mình vừa hoàn thiện, nếu có thời gian bạn có thể tham khảo qua video dưới đây