array

Giới thiệu

Array là mảng (tập hợp các giá trị có liên quan và được đánh dấu bằng những chỉ số). Array được dùng trên Arduino chính là Array trong ngôn ngữ lập trình C.

Các cách khởi tạo một mảng

int myInts[6]; // tạo mảng myInts chứa tối đa 6 phần tử (được đánh dấu từ 0-5), các phần tử này đều có kiểu là int => khai báo này chiếm 2*6 = 12 byte bộ nhớ

int myPins[] = {2, 4, 8, 3, 6}; // tạo mảng myPins chứa 5 phần tử (lần lượt là 2, 4, 8, 3, 6). Mảng này không giới hạn số lượng phần tử vì có khai báo là "[]"

int mySensVals[6] = {2, 4, -8, 3, 2}; // tạo mảng mySensVals chứa tối đa 6 phần tử, trong đó 5 phần tử đầu tiên có giá trị lần lượt là 2, 4, -8, 3, 2

char message[6] = "hello"; // tạo mảng ký tự (dạng chuỗi) có tối đa 6 ký tự!

Truy cập các phẩn tử trong mảng

Chú ý: Phần tử đầu tiên trong mảng luôn được đánh dấu là số 0.

mySensVals[0] == 2, mySensVals[1] == 4, vâng vâng

Điều này có nghĩa rằng, việc khai báo một mảng có tối đa 10 phần tử, thì phần tử cuối cần (thứ 10) được đánh dấu là số 9

int myArray[10]={9,3,2,4,3,2,7,8,9,11};
     // myArray[9]    có giá trị là 11
     // myArray[10]   sẽ trả về một giá trị "hên xui" nằm trong khoảng giá trị của int

Vì vậy, hãy chú ý trong việc truy cập đến giá trị trong mảng, nếu bạn muốn truy cập đến phần tử cuối cùng thì hãy truy đến đến ô giới hạn của mảng - 1.

Hãy ghi nhớ rằng, trong trình biên dịch ngôn ngữ C, nó không kiểm tra bạn có truy cập đến một ô có nằm trong bộ nhớ hay không! Nên nếu không cẩn thận trong việc truy cập mảng, chương trình của bạn sẽ mắc lỗi logic và rất khó để tìm lỗi đấy!

Gán một giá trị cho một phần tử

mySensVals[0] = 10;

Đọc một giá trị của một phần tử và gán cho một biến nào đó cùng kiểu dữ liệu

x = mySensVals[0]; //10

Dùng mảng trong vòng lặp

Mảng rất thường được dùng trong vòng lặp (chẳng hạn như dùng để lưu các chân digital quản lý đèn led). Trong đó, biến chạy của hàm for sẽ đi hết (hoặc một phần) của mảng, tùy thuộc vào yêu cầu của bạn mà thôi! Ví dụ về việc in 5 phần tử đầu của mảng myPins:

int i;
for (i = 0; i < 5; i = i + 1) {
  Serial.println(myPins[i]);
}

Ví dụ tham khảo:

Reference Tags: 
lên
14 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các bài viết cùng tác giả

Bài 11: Xác định trạng thái của một nút nhấn (button) - INPUT_PULLUP

Tại bài viết Bài 3: Xác định trạng thái của một nút nhấn (button), bạn đã biết được cách để đọc tín hiệu từ một button bằng cách thiết đặt chân digital là INPUT. Hôm nay, ta cũng đào xới vấn đề đọc trạng thái của một nút nhấn, nhưng đi theo một hướng khác (không dùng điện trở như trong Bài 3). Cách làm này đơn giản hơn và thực tế thường được ứng dụng.

lên
28 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Giấy phép nguồn mở, giấy phép tài liệu mở - Quyền lợi, nghĩa vụ của bạn trong thế giới nguồn mở

Trong thời đại số này, việc tiếp cận và sử dụng những tri thức đã không còn khó khăn, bạn chỉ cần một trình duyệt và một máy tính cùng với đường truyền mạng mà đã có thể truy cập vào nguồn tri thức rộng lớn trên thế giới. Nhưng, có bao giờ bạn tự nghĩ, ngoài quyền lợi cực lớn là được tiếp xúc với tri thức mở và được tác giả hỗ trợ khi gặp lỗi, bạn có trách nhiệm và nghĩa vụ gì? Và khi là bạn là tác giả, bạn sẽ được những quyền gì và với việc ý thức được quyền của mình, bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn trong thế giới nguồn mở. Bạn sẽ hiểu được: không phải thứ gì mình có source thì nó đều là "nguồn mở", không phải thứ gì cho mình dùng miễn phí đều là nguồn mở,... Ý thực được điều này, giúp bạn đi nhanh và xa trong thế giới nguồn mở thế giới!

lên
12 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.