Comments - Viết tài liệu tham khảo trong khi viết code Arduino

Giới thiệu

Bạn rất khó ghi nhớ từng dòng code một trong một chương trình thật là dài, với những thuật toán phức tạp, vì vậy Arduino đã làm cho bạn một cú pháp để giải quyết vấn đề này, đó là Comments. Comments sẽ giúp bạn ghi chú cho từng dòng code hoặc trình bày nhiệm vụ của nó để bạn hoặc những người khác có thể hiểu được chương trình này làm được những gì. Và comments sẽ không được Arduino biên dịch nên cho dù bạn viết nó dài đến đâu thì cũng không ảnh hưởng đến bộ nhớ flash của vi điều khiển. Để comments trong Arduino, bạn có 2 cách.

Ví dụ

 x = 5;  // Đây là kiểu "single line comment", để làm được điều này, bạn gõ "//"
         // nó sẽ ghi chú tất cả những chữ (text, câu lệnh,... everything) nằm sau dấu // cho đến khi hết dòng

/* Còn đây là "multiline comment" - Bạn bắt đầu ghi chú với ký tự kia.
Nó sẽ "ghi chú" tất cả những gì nằm trong cặp dấu "/ *" và "* /" ( không có dấu cách nhé)
if (gwb == 0){   // ngoài ra bạn có thể dùng single line trong này.
x = 3;           /* nhưng dùng một multiline comment khác thì sẽ bị lỗi cú pháp ngay */
}
// và đừng bao giờ quên ký tự đóng "* /" (ko có dấu cách) nhé!
*/

Gợi ý

Bạn sẽ dùng "single line comment" khi bạn cần ghi chú một đoạn code, ví dụ như ghi cách hiểu nó, nó trả về cái gì,..

Bạn sẽ dùng "multiline comment" để debug. Khi bạn thêm một đoạn code mới vô và cô tình làm cho chương trình hoạt động lỗi thì bạn hãy thử dùng multiline comment để đánh dấu là ghi chú những dòng đó (chương trình dịch sẽ bỏ qua). Sau đó, bạn xem thử chương trình có chạy đúng hay không, nếu có lỗi thì mở rộng single line comment lên những dòng code trước đó nữa, còn nếu không thì bạn thu hẹp multiline comment lại và tiếp tục thực hiện những gì tôi vừa ghi!

Reference Tags: 
lên
10 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các bài viết cùng tác giả

Arduino Leonardo là gì ?

Chúng ta đã quá quen thuộc với các board mạch Arduino "truyền thống" như Arduino Uno R3, Nano hay phiên bản tối giản là Arduino Pro Mini. Nếu là một người tinh ý, các bạn sẽ dễ dàng nhận thấy board Arduino Leonardo có kích thước giốn với Arduino, pinout cũng tương tự luôn. Thật vậy, với một người yêu thích Arduino, bạn sẽ có một thắc mắc: Tại sao người ta lại làm ra mạch Arduino Leonardo, trong khi nó "khá giống" với Arduino Uno R3, chứ không muốn nói là giống "hệt", liệu nhà phát triển Arduino quá "rãnh"? Vâng, qua bài viết này, bạn sẽ hiểu được vì sao Arduino Leonardo lại ra đời, khi nào nên dùng nó, khi nào không và các thông số kĩ thuật cơ bản.

lên
10 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

static - biến tĩnh

Biến tĩnh là biến sẽ được tạo ra duy nhất một lần khi gọi hàm lần đầu tiên và nó sẽ không bị xóa đi để tạo lại khi gọi lại hàm ấy. Đây là sự khác biệt giữa biến tĩnh và biến cục bộ.

lên
3 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.